8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
học sinh trường THPT Mông Dương - tỉnh Quảng Ninh
Khảo sát trên cán bộ quản lý của trường và giáo viên nhà trường chúng tôi được biết các biện pháp được trường tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên đó là:
Kiểm tra kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục trong nhà trường chiếm tỷ lệ 3/3 (100%) ý kiến của cán bộ quản lý và 24/27 (88,8%) ý kiến của giáo viên.
Quan sát học sinh hàng ngày trong các hoạt động được 3/3 (100%) ý kiến của cán bộ quản lý và 23/27 (85,9%) ý kiến của giáo viên.
- Đánh giá trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường có 3/3 (100%) ý kiến nhận xét của cán bộ quản lý và 21/27 ý kiến của giáo viên chiếm tỷ lệ 66,6%
Các biện pháp chưa được tiến hành kiểm tra thường xuyên đó là: - Dự giờ các môn học văn hoá 88,8% ý kiến của giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.5. Đánh giá kết qủa của thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trƣờng THPT Mông Dƣơng - tỉnh Quảng Ninh
Về nhận thức hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận giáo viên là chưa đầy đủ nên đã chi phối tới hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Công tác lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được nhà trường quan tâm tuy nhiên chưa được đồng bộ và chưa mang tính hệ thống.
Công tác chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tiến hành nhưng chưa thực sự đồng bộ và chưa toàn diện, nhà trường mới chỉ tập trung thường xuyên chỉ đạo các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và nhiều hoạt động khác chưa được quan tâm.
Các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tiến hành nhưng chưa thường xuyên và chưa liên tục, chưa đồng bộ.
Kết luận chƣơng 2
Hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THPT Mông Dương đã được tiến hành, tuy nhiên nội dung giáo dục mới chỉ tập trung vào một số giá trị và kĩ năng, còn nhiều giá trị sống, kĩ năng sống cơ bản của học sinh chưa được giáo viên quan tâm giáo dục thường xuyên, con đường thực hiện giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chủ yếu thực hiện qua con đường dạy học các môn văn hoá và con đường tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các con đường sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội chưa được giáo viên và nhà trường quan tâm.
Hoạt động quản lý giáo dục giá trị sống và giáo dục kĩ năng sống đã được tiến hành tuy nhiên chưa được đồng bộ ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
Chƣơng 3
CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Ở TRƢỜNG THPT MÔNG DƢƠNG TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích trong giáo dục
Các biện pháp phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu của nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, của từng địa phương nơi nhà trường đóng. Đồng thời các biện pháp đó phải phù hợp với mục đích của cấp học, nội dung dạy học, giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp. Các biện pháp phải phát huy được tính tích cực học tâp của học sinh, tạo môi trường cho học sinh rèn luyện kĩ năng hành vi và thay đổi kĩ năng hành vi. Nguyên tắc này giúp cho các biện pháp đề xuất có đủ cơ sở pháp lí để thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống đề ra.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào cũng phải dựa trên cơ sở lý luận về quá trình hình thành phát triển nhân cách học sinh đồng thời gắn liền với thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm cơ sở nền tảng. Để hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mà còn phải đưa các em bước vào cuộc sống thực tiễn, phải tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn hoạt động học tập, lao động sản suất, sinh hoạt ở địa phương. Đảm bảo tính thực tiễn trong hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT là chuẩn bị sự thích ứng cần thiết cho học sinh đi vào tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học vấn, nghề nghiệp sau này một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, thông qua các hoạt động cụ thể. Sự chuẩn bị này là đa dạng, dưới nhiều hình thức, song có thể bao gồm các nội dung chính: hoạt động lĩnh hội tri thức thông qua học các môn học chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ưu thế về giáo dục kĩ năng sống, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, thông qua tự học qua sách, báo, qua hoạt động xã hội, hoạt động lao động trải nghiệm cuộc sống của học sinh...; hoạt động lĩnh hội kĩ năng sống qua các hoạt động thực hành, thực tế, ngoại khóa ngoài trường.
Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT phù hợp với cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt tập thể của học sinh, phù hợp với nét văn hóa truyền thống của từng địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT. Biện pháp giáo dục và biện pháp pháp quản lý phải phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của trường THPT.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện
Các biện pháp đề xuất phải có tác động đến cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh THPT nhằm tạo nên một sự thay đổi toàn diện về mọi mặt nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường THPT và là điều kiện, là phương tiện để học sinh tập luyện, rèn luyện kĩ năng sống và trải nghiệm kĩ năng sống của bản thân.
Đồng thời, các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải mang tính đồng bộ bao gồm từ nâng cao nguồn lực để thực hiện giáo dục kĩ năng sống đến triển khai đồng bộ các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua các con đường dạy học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá vv..Các biện pháp đó phải được kiểm tra, đánh giá thường xuyên có điều chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục.
Các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT có mối quan hệ biện chứng với nhau, liên kết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Các biện pháp vừa có khả năng đảm bảo thời gian, vừa đảm bảo nội dung thực hiện; vừa có khả năng tập trung vào phát triển các tình cảm xã hội, kĩ năng sống của học sinh vừa nâng cao nhận thức, năng lực và phẩm chất của giáo viên và cán bộ quản lí.
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT, các biện pháp quản lý phải mang tính đồng bộ và hiệu quả nhằm giúp cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống được tiến hành ở mọi nơi mọi chỗ. Tính hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống phải có tác dụng làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống gắn liền với hiệu quả của hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh trong môi trường xã hội. Hiệu quả phải cân đối giữa hiệu quả trong và hiệu quả ngoài, đặc biệt là hiệu quả đó phải được xã hội và cha mẹ học sinh ghi nhận.
3.2. Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của hiệu trƣởng trƣờng THPT Mông Dƣơng tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho giáo viên cho giáo viên
Mục tiêu của biện pháp:
Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, muốn giáo dục giá trị sống, KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao, hơn ai hết giáo viên phải nắm vững các giá trị sống và thành thạo về KNS. Bởi nhà giáo là tấm gương sáng về giá trị sống và kĩ năng sống để học sinh học tập và làm theo, nâng cao năng lực giáo dục giá trị sống, KNS cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
Nội dung và biện pháp thực hiện:
Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên những kiến thức hiểu biết về định hướng giá trị trong thời kì mới và mối quan hệ của nó với kĩ năng sống. Giúp giáo viên có hiểu biết sâu về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống đối với sự thành đạt của học sinh sau này. Đồng thời giúp giáo viên hiểu về mối quan hệ giữa giá trị sống và kĩ năng sống để lựa chọn nội dung và biện pháp giáo dục phù hợp đối với học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức các đợt tập huấn về kĩ năng sống cho giáo viên và nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên theo các cách tiếp cận khác nhau:
- Nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên thông qua sử dụng phương pháp dạy học tích cực và các kĩ thuật dạy học:
+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề + Phương pháp dạy học tình huống
+ Phương pháp dạy học theo nhóm
+ Phương pháp dạy học định hướng hành động + Phương pháp dạy học dự án
+ Các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật hỏi đáp, kĩ thuật công não, kĩ thuật 635, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật dạy học hợp đồng vv…
- Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục có tích hợp giáo dục KNS cho học sinh như hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho giáo viên nhằm tăng cường năng lực giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên. Bởi phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là khái niệm phản ánh quan điểm giáo dục tích cực, mô hình giáo dục học sinh trong và bằng hoạt động của học sinh, thông qua đó giáo viên giúp học sinh thay đổi, điều chỉnh hành vi, hình thành, phát triển hành vi mới hoặc phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.
Tính mục đích của tăng cường sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong trường học và ở mỗi giáo viên là:
- Thay đổi hành vi và thói quen chưa tốt đã hình thành ở học sinh. Tạo cho học sinh có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ học sinh giúp các em có khả năng vượt qua các rào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân; Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kĩ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là dưới sự tác động của giáo viên, người lớn giúp trẻ chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức vv... thành những thái độ, hành vi phù hợp.
- Kích thích điều chỉnh hành vi đã hình thành ở học sinh nhằm đạt chuẩn về hành vi theo yêu cầu giáo dục.
- Hình thành hành vi và thói quen mới theo yêu cầu của xã hội, nhà trường và gia đình.
- Phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh và loại bỏ trừng phạt học sinh trong nhà trường.
Đặc trưng của phương pháp kỷ luật tích cực là: Bằng việc vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật giáo dục, giáo viên giúp học sinh THPT nhận thức đúng về bản thân, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, có trách nhiệm hơn với thái độ lời nói và hành vi của cá nhân trong cuộc sống của chính mình, chủ động và biết đưa ra các quyết định tốt, những lựa chọn tốt, biết cách kiềm chế xúc cảm, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, có kĩ năng sống trong môi trường luôn luôn biến đổi để thành công trong học tập, hiệu quả trong rèn luyện, tập luyện, sống khỏe mạnh, an toàn.
Tính mục đích của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực rất rõ ràng là nhằm tiến tới môi trường giáo dục thân thiện không bạo lực và áp đặt đối với học sinh, phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Điều đó phải được giáo viên thấm nhuần trong mọi hoạt động, trong thể hiện thái độ, hành vi ứng xử và những quyết định của giáo viên đối với học sinh.
Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính kỷ luật tích cực của học sinh trong mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tình huống. Dùng kỷ luật tự giác để giáo dục thái độ và hành vi của học sinh. Thông qua vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục tích cực, thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng về mình, khắc phục nhận thức, thái độ, hành vi chưa đúng của bản thân; từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi theo chiều hướng tích cực. Đây là quá trình mang tính lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi bản thân đối tượng học sinh, phải có tính tự giác cao. Do đó giáo viên cần có tính kiên trì chờ đợi sự tiến bộ và thay đổi ở mỗi học sinh.
Thông qua hoạt động tập huấn nhà trường cần giúp giáo viên hiểu được phương pháp kỷ luật tích cực có thể là thay đổi hay điều chỉnh thái độ, hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực hoặc cũng có thể là hình thành hành vi thói quen mới theo yêu cầu của xã hội và phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra do tác động của môi trường sống và sự thiếu kĩ năng sống của học sinh. Thông qua phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, giúp trẻ biết nhận xét đánh giá về bản thân, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, biết lựa chọn và xác định giá trị để tự điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời giúp học sinh học bằng trải nghiệm của cuộc sống, tự điều chỉnh hành vi, học thông qua làm, học thông qua sai lầm, coi sai lầm là bài học. Điều quan trọng của phương pháp kỷ luật