Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Đảm bảo tính thực tiễn

Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào cũng phải dựa trên cơ sở lý luận về quá trình hình thành phát triển nhân cách học sinh đồng thời gắn liền với thực tiễn, phải lấy thực tiễn làm cơ sở nền tảng. Để hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mà còn phải đưa các em bước vào cuộc sống thực tiễn, phải tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn hoạt động học tập, lao động sản suất, sinh hoạt ở địa phương. Đảm bảo tính thực tiễn trong hình thành kĩ năng sống cho học sinh THPT là chuẩn bị sự thích ứng cần thiết cho học sinh đi vào tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học vấn, nghề nghiệp sau này một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, thông qua các hoạt động cụ thể. Sự chuẩn bị này là đa dạng, dưới nhiều hình thức, song có thể bao gồm các nội dung chính: hoạt động lĩnh hội tri thức thông qua học các môn học chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ưu thế về giáo dục kĩ năng sống, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, thông qua tự học qua sách, báo, qua hoạt động xã hội, hoạt động lao động trải nghiệm cuộc sống của học sinh...; hoạt động lĩnh hội kĩ năng sống qua các hoạt động thực hành, thực tế, ngoại khóa ngoài trường.

Các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT phù hợp với cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt tập thể của học sinh, phù hợp với nét văn hóa truyền thống của từng địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THPT. Biện pháp giáo dục và biện pháp pháp quản lý phải phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của trường THPT.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 70)