8. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Mục tiêu và tầm quan trọng của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho cho
Môi trường văn hóa địa phương, các yếu tố phong tục tập quán ở địa phương và định hướng giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.
1.4. Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trƣờng THPT
1.4.1. Mục tiêu và tầm quan trọng của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho cho học sinh THPT học sinh THPT
Mục tiêu quản lý giáo dục kĩ năng sống nhằm giúp nhà trường, giáo viên quán triệt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện theo định hướng 4 trụ cột của UNESCO đó là:
Học để biết Học để làm
Học để cùng chung sống Học để tự khảng định mình
Học để biết: Nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, phát triển tư duy bời tri thức, nhận thức là cơ sở để hình thành và phát triển hành vi, kĩ năng sống.
Học để làm: Kĩ năng sống liên quan đến làm việc, kĩ năng sống chỉ được hình thành thông qua trải nghiệm cuộc sống thực tế công việc vì vậy thông qua tổ chức hoạt động thực tế, hoạt động trải nghiệm cuộc sống giúp học sinh hình thành phát triển kĩ năng sống.
Học để cùng chung sống vì kĩ năng sống của học sinh liên quan đến ý thức, thái độ. Học để chung sống nhằm giúp học sinh có được thái độ hòa bình, khoan dung, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, hiểu biết và tôn trọng người khác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biết cư xử có văn hóa. Học cùng chung sống giúp cho mỗi cá nhân học sinh phát triển một cách bền vững, quan hệ thân thiện, chia sẻ với những người xung quanh. Biết đương đầu với khó khăn thử thách, biết vượt qua khó khăn trở ngại để sống an toàn, khỏe mạnh.
Học để tự khẳng định mình bởi kĩ năng sống của học sinh liên quan đến định hướng giá trị sống. Giáo dục kĩ năng sống phải hướng tới giúp học sinh biết nhận thức đúng về bản thân, biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu kém để vươn lên và tự khẳng định mình, đồng thời biết lựa chọn giá trị sống phù hợp với quyền và bổn phận của cá nhân trong xã hội phát triển để sống thành công và hiệu quả.
Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, giúp nhà trường, giáo viên nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, giúp học sinh THPT phát triển bền vững và hiệu quả.