Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT, các biện pháp quản lý phải mang tính đồng bộ và hiệu quả nhằm giúp cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống được tiến hành ở mọi nơi mọi chỗ. Tính hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống phải có tác dụng làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học và hiệu quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống gắn liền với hiệu quả của hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh trong môi trường xã hội. Hiệu quả phải cân đối giữa hiệu quả trong và hiệu quả ngoài, đặc biệt là hiệu quả đó phải được xã hội và cha mẹ học sinh ghi nhận.

3.2. Một số biện pháp tăng cƣờng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của hiệu trƣởng trƣờng THPT Mông Dƣơng tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho giáo viên cho giáo viên

Mục tiêu của biện pháp:

Nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, muốn giáo dục giá trị sống, KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao, hơn ai hết giáo viên phải nắm vững các giá trị sống và thành thạo về KNS. Bởi nhà giáo là tấm gương sáng về giá trị sống và kĩ năng sống để học sinh học tập và làm theo, nâng cao năng lực giáo dục giá trị sống, KNS cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Nội dung và biện pháp thực hiện:

Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên những kiến thức hiểu biết về định hướng giá trị trong thời kì mới và mối quan hệ của nó với kĩ năng sống. Giúp giáo viên có hiểu biết sâu về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống đối với sự thành đạt của học sinh sau này. Đồng thời giúp giáo viên hiểu về mối quan hệ giữa giá trị sống và kĩ năng sống để lựa chọn nội dung và biện pháp giáo dục phù hợp đối với học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức các đợt tập huấn về kĩ năng sống cho giáo viên và nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên theo các cách tiếp cận khác nhau:

- Nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên thông qua sử dụng phương pháp dạy học tích cực và các kĩ thuật dạy học:

+ Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề + Phương pháp dạy học tình huống

+ Phương pháp dạy học theo nhóm

+ Phương pháp dạy học định hướng hành động + Phương pháp dạy học dự án

+ Các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật hỏi đáp, kĩ thuật công não, kĩ thuật 635, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật dạy học hợp đồng vv…

- Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục có tích hợp giáo dục KNS cho học sinh như hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho giáo viên nhằm tăng cường năng lực giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên. Bởi phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là khái niệm phản ánh quan điểm giáo dục tích cực, mô hình giáo dục học sinh trong và bằng hoạt động của học sinh, thông qua đó giáo viên giúp học sinh thay đổi, điều chỉnh hành vi, hình thành, phát triển hành vi mới hoặc phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Tính mục đích của tăng cường sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong trường học và ở mỗi giáo viên là:

- Thay đổi hành vi và thói quen chưa tốt đã hình thành ở học sinh. Tạo cho học sinh có cảm giác an toàn, thân thiện và được tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực” và khích lệ học sinh giúp các em có khả năng vượt qua các rào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân; Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kĩ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực là dưới sự tác động của giáo viên, người lớn giúp trẻ chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức vv... thành những thái độ, hành vi phù hợp.

- Kích thích điều chỉnh hành vi đã hình thành ở học sinh nhằm đạt chuẩn về hành vi theo yêu cầu giáo dục.

- Hình thành hành vi và thói quen mới theo yêu cầu của xã hội, nhà trường và gia đình.

- Phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh và loại bỏ trừng phạt học sinh trong nhà trường.

Đặc trưng của phương pháp kỷ luật tích cực là: Bằng việc vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp, kĩ thuật giáo dục, giáo viên giúp học sinh THPT nhận thức đúng về bản thân, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, có trách nhiệm hơn với thái độ lời nói và hành vi của cá nhân trong cuộc sống của chính mình, chủ động và biết đưa ra các quyết định tốt, những lựa chọn tốt, biết cách kiềm chế xúc cảm, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, có kĩ năng sống trong môi trường luôn luôn biến đổi để thành công trong học tập, hiệu quả trong rèn luyện, tập luyện, sống khỏe mạnh, an toàn.

Tính mục đích của phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực rất rõ ràng là nhằm tiến tới môi trường giáo dục thân thiện không bạo lực và áp đặt đối với học sinh, phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Điều đó phải được giáo viên thấm nhuần trong mọi hoạt động, trong thể hiện thái độ, hành vi ứng xử và những quyết định của giáo viên đối với học sinh.

Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính kỷ luật tích cực của học sinh trong mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tình huống. Dùng kỷ luật tự giác để giáo dục thái độ và hành vi của học sinh. Thông qua vận dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp giáo dục tích cực, thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng về mình, khắc phục nhận thức, thái độ, hành vi chưa đúng của bản thân; từ đó thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi theo chiều hướng tích cực. Đây là quá trình mang tính lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi bản thân đối tượng học sinh, phải có tính tự giác cao. Do đó giáo viên cần có tính kiên trì chờ đợi sự tiến bộ và thay đổi ở mỗi học sinh.

Thông qua hoạt động tập huấn nhà trường cần giúp giáo viên hiểu được phương pháp kỷ luật tích cực có thể là thay đổi hay điều chỉnh thái độ, hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực hoặc cũng có thể là hình thành hành vi thói quen mới theo yêu cầu của xã hội và phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra do tác động của môi trường sống và sự thiếu kĩ năng sống của học sinh. Thông qua phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, giúp trẻ biết nhận xét đánh giá về bản thân, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình, biết lựa chọn và xác định giá trị để tự điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời giúp học sinh học bằng trải nghiệm của cuộc sống, tự điều chỉnh hành vi, học thông qua làm, học thông qua sai lầm, coi sai lầm là bài học. Điều quan trọng của phương pháp kỷ luật tích cực là phải tạo ra môi trường hoạt động, đưa học sinh vào hoạt động, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực trong các hoạt động, lấy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của học sinh trong mọi hoạt động.

Thông qua hoạt động bồi dưỡng giúp giáo viên nắm vững triết lý cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực trong trường học và quán triệt trong tổ chức thực hiện giáo dục học sinh. Triết lý cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực là: Đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em trong mọi mối quan hệ, sử dụng các phương pháp, biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở học sinh theo chiều hướng tích cực, đáp ứng với yêu cầu của cuộc sống, đồng thời phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xảy ra ở học sinh.

Nắm vững phương pháp kỷ luật tích cực giúp giáo viên tăng cường sự tương tác giữa các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục, theo đó thiết lập và tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, nhằm chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu của xã hội, nhà trường, gia đình thành hành vi thực hiện của học sinh hoặc phòng ngừa những hành vi lệch chuẩn có thể xảy ra ở học sinh.

Bồi dưỡng giáo viên về việc quán triệt nguyên tắc đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em. Dựa trên nguyên tắc tôn trọng các quyền và bổn phận của trẻ em và đảm bảo mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với việc phát huy tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện của học sinh, tính quy luật trong sự phát triển của học sinh, phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực hướng đến thiết lập một môi trường giáo dục thân thiện, phi bạo lực (khuyến khích tính chủ động, tự tin và trách nhiệm của học sinh, loại bỏ các biện pháp giáo dục cứng nhắc, áp đặt, hà khắc, trừng phạt…), định hướng, hướng dẫn học sinh bằng cách tập trung vào những khía cạnh tích cực và phát triển những hành vi tích cực loại bỏ, phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở học sinh.

Hoạt động bồi dưỡng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực cho giáo viên cần tăng cường tập trung vào nâng cao cho giáo viên các kĩ năng cơ bản sau đây:

Kĩ năng lắng nghe: Học cách lắng nghe học sinh để biết học sinh nghĩ gì và mong muốn gì trong quá trình học tập, rèn luyện nhằm giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu một cách chính đáng. Lắng nghe và thấu hiểu học sinh để có biện pháp ứng xử phù hợp là một kĩ năng quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thời gian tạm lắng: Sử dụng thời gian tạm lắng một cách hiệu quả giúp học sinh có hành vi lệch chuẩn tự nhận ra sai lầm của bản thân qua thái độ và hành vi ứng xử của giáo viên, giúp người học học thông qua sai lầm, coi sai lầm là bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huống học sinh có hành vi lệch chuẩn, giáo viên cần có thái độ bình tĩnh để kiềm chế xúc cảm cá nhân, sáng suốt lựa chọn tác động để định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời còn là tấm gương để học sinh học tập về kĩ năng sống.

Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng xác định hành vi nên làm và không nên làm của học sinh: Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần có kĩ năng giúp học sinh xác định hành vi nên làm và không nên làm để định hướng hành vi cá nhân trong quá trình học tập, rèn luyện.

Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng sử dụng hệ quả tự nhiên và logic:

- Hệ quả tự nhiên - logic: Là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của học sinh, sinh viên khác trong gia đình hoặc lớp học. Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và logic:

+ Thứ nhất: Để dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của bản thân, bổn phận của học sinh trong gia đình, nhà trường, xã hội, đồng thời khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm như làm đầy đủ bài tập về nhà, đi học đúng giờ, hăng hái tham gia ý kiến xây dựng bài, chấp hành đúng nội quy lớp học, xây dựng hành vi văn hóa học đường, có kĩ năng kiềm chế bản thân, tự chủ trong mọi hoạt động, biết từ chối yêu cầu đề nghị của người khác khi thấy không phù hợp vv...

+ Thứ hai: Với cách dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là học sinh được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi chưa đúng, do vậy học sinh sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì học sinh có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần. Qua đó học sinh học được cách ứng xử tốt nhất mà không cần giáo viên phải trách phạt. Nhờ có phương pháp này mà mối quan hệ của thấy cô với học sinh trở nên tốt hơn, thân thiện và cởi mở hơn.

Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng giúp học sinh thay đổi hành vi lệch chuẩn: Khi học sinh có hành vi sai, hành vi lệch chuẩn, người lớn cần hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn ở học sinh, những nguyên nhân đó cũng có thể do sự thiếu ý thức rèn luyện của học sinh nhưng cũng có thể do định hướng sai lầm của giáo viên và người lớn vì vậy khi học sinh mắc lỗi, giáo viên, người lớn nên cố gắng nhìn nhận nó như một cơ hội để dạy học sinh những hành vi được chấp nhận hay những hành vi tốt, hơn là coi đó như cơ hội để bắt học sinh phải sửa lỗi hành vi. Mặt khác, giáo viên cũng cần nhìn nhận lỗi của học sinh theo nhiều góc độ khác nhau, phải nhìn bằng cả ánh mắt của học sinh để cố gắng liên hệ nó với những nhu cầu nhất định hay mong muốn bộc lộ mình của chúng để giúp học sinh điều chỉnh hành vi lệch chuẩn.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững về định hướng giá trị và giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường THPT, am hiểu về giáo dục kĩ năng sống và con đường hình thành, phát triển kĩ năng sống cho học sinh.

Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục kĩ năng sống và có chế độ chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế qua hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế

Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm huy động nguồn lực để tiến hành giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT, tạo môi trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách thường xuyên, liên tục, giúp học sinh củng cố những hành vi mới được hình thành, loại bỏ những hành vi lệch chuẩn. Thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT giúp cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường được tiến hành một cách có hệ thống, đồng bộ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)