Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tích

tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua chủ đề hoạt động của từng tháng

Mục tiêu của biện pháp:

Kĩ năng sống là năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, giúp cho con người có thể đáp ứng với mọi biến đổi của cuộc sống để sống an toàn, khỏe mạnh. Kĩ năng sống được biểu hiện như khả năng tâm lý xã hội của mỗi cá nhân có thể có được trong việc giải quyết các đòi hỏi và ứng phó một cách tích cực với thử thách của cuộc sống thường ngày.

Kĩ năng sống của học sinh chỉ được hình thành thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động giao lưu của học sinh, vì vậy tăng cường tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động cho học sinh, giúp học sinh có môi trường trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng trong cuộc sống thực tiến. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động đa dạng về mục tiêu, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức, nó chiếm ưu thế trong tổ chức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua chủ đề của từng tháng và từng hoạt động cụ thể.

Nội dung và biện pháp thực hiện:

Đầu năm học Ban giám hiệu cần lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kế hoạch hoạt động cần xác định rõ hoạt động tổ chức chung cho toàn trường, hoạt động tổ chức chung cho khối và hoạt động ở từng đơn vị lớp, lực lượng tham gia và nguồn tài chính hỗ trợ, thời gian thực hiện, hiệu quả cần đạt được.

Tổ chức các nguồn lực thực hiện nên tập trung vào hai lực lượng chính đó là Đoàn Thanh niên và giáo viên chủ nhiệm các lớp. Ban giám hiệu cần có hoạt động bồi dưỡng giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và năng lực giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT.

Hướng dẫn và chỉ đạo Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm xác định các kĩ năng sống cần được tiến hành giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đó là các kĩ năng sau:

Kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức

Kĩ năng giao tiếp bao gồm: Kĩ năng bày tỏ thái độ, quan điểm và tình cảm của mình, kĩ năng ứng xử, kĩ năng nắm đặc điểm đối tượng giao tiếp, kĩ năng kiên định, kĩ năng thương lượng vv...

Tự nhận thức là sự nhận biết về bản thân mình, về những đặc điểm cơ bản của bản thân, về những ưu điểm và nhược điểm của bản thân, về sở thích và ước muốn của bản thân, khả năng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, niềm vui và nỗi buồn với người khác vv...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kĩ năng ra quyết định bao gồm các kĩ năng xác định được tình huống, suy nghĩ về tất cả các giải pháp khác nhau có thể xảy ra liên quan đến tình huống, cân nhắc thuận lợi và hậu quả của từng giải pháp, quyết định chọn giải pháp tốt ưu, thực hiện quyết định, ghi chộp diễn biến của quá trình thực hiện, kĩ năng đánh giá, rút kinh nghiệm về quyết định đó thực hiện.

Kĩ năng xác định giá trị là kĩ năng đánh giá những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, niềm tin, văn hóa mà con người cho là nó có giá trị nhất trong những hành động của mình. Kĩ năng xác định giá trị giúp các em biết định hướng giá trị cho tương lai, biết hướng tới những hoài bão ước mơ, hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Cùng với việc dạy các em kĩ năng xác định giá trị là giúp các em biết cảnh giác phòng ngừa, tránh những hành vi lệch chuẩn, sự tha hóa về nhân cách của những người mà các em đó từng gặp trong cuộc sống. Hay nói một cách khác là dạy cho các em biết kiên định với những giá trị mà mình đã lựa chọn.

Kĩ năng kiên định là kĩ năng giúp học sinh kiên quyết để thực hiện theo một giải pháp đã lựa chọn. Biết nói lời từ chối trước sự cám dỗ của cuộc sống hàng ngày. Đồng thời biết tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác. Giúp học sinh có lập trường tư tưởng vững vàng, có động cơ đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

Kĩ năng thích ứng, giúp học sinh có khả năng thích ứng với những biến đổi của môi trường xung quanh. Thích ứng với những yêu cầu của hoạt động học tập, rèn luyện có tính chất căng thẳng của cuối cấp để chuẩn bị cho thi đại học, thích ứng với yêu cầu của xã hội luôn luôn thay đổi và yêu cầu của nghề nghiệp sau này.

Kĩ năng kiềm chế xúc cảm, giúp học sinh biết kiềm chế những cơn tức giận, biết kiềm chế cảm xúc những khi cần thiết để làm chủ bản thân trong mối quan hệ gia đình, bạn bè và với thầy cô, biết kiềm chế những ham muốn cá nhân để đạt tới mục tiêu cao hơn của cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Định hướng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các chủ đề hoạt động:

Tháng chín: Chủ đề thanh niên với hoạt động học tập nên tổ chức các hội nghị học tốt, làm thế nào để tự học thành công và hiệu quả hay chủ đề “học tập để lập nghiệp” vv… Hoặc tổ chức cho các em phản hồi những khó khăn trong học tập để cùng tháo gỡ.

Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình nên quan tâm đến giáo dục các kĩ năng sống sau đây:

Kĩ năng ứng xử trong tình bạn, tình yêu

Kĩ năng phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục Kĩ năng giữ gìn sức khỏe sinh sản

Kĩ năng kiềm chế xúc cảm của bản thân

Kĩ năng làm chủ bản thân, chống lạm dụng tình dục Kĩ năng giải tỏa căng thẳng vv…

Tháng 11: Truyền thống tôn sư trọng đạo

Nên giáo dục cho các em kĩ năng giao tiếp thể hiện tôn trọng và kính trọng thầy cô và người khác, kĩ năng học tập hiệu quả, kĩ năng chia sẻ, hợp tác trong học tập, kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng kiên định với mục tiêu lựa chọn, kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập, rèn luyện.

Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Nên tăng cường giáo dục các em kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng lựa chọn nghề, kiên định với nghề lựa chọn, kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng xác định giá trị cuộc sống và giá trị nghề nghiệp, kĩ năng học tập để lập nghiệp.

Đoàn thanh niên cần phát động phong trào tổ chức các “Hội nghị học tốt”, “thanh niên vì ngày mai lập nghiệp”, hay các “câu lạc bộ bạn gái” và “câu lạc bộ xanh”.

Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

môi trường tập luyện, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THPT: Hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, hoạt động từ thiện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, hoạt động tự rèn luyện kĩ năng trong sinh hoạt tập thể của học sinh.

Ban giám hiệu cần tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động. Đồng thời co những biện pháp động viên, khuyến khích kịp thời để giáo viên và học sinh tích cực tham gia hoạt động.

Điều kiện thực hiện:

Ban giám hiệu phải nắm vững nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.

Nhà trường phải có một khoản tài chính đầu tư cho hoạt động chung của toàn trường và hoạt động cho từng khối lớp.

Giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông mông dương tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 83)