3.1.5. Một số kết quả tính toán
3.1.5.2. Trường hợp panel chỉ chịu áp lực ngoài
ảnh hưởng của các tham số vật liệu và hình học lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM tựa bản lề trên các cạnh và chịu áp lực phân bố đều trên mặt ngoài với cường độ q (Pascal) được khảo sát trong các hình 3.5 đến 3.9 dưới đây.
Hình 3.5 cho ta ảnh hưởng của chỉ số ( 0, 1k và 5) lên các đường cong độ vừng - ỏp lực của panel trụ FGM. Hỡnh này chỉ ra một ứng xử húp tương đối ụn hoà, tức là sự khác nhau giữa các tải cực đại và cực tiểu là rất nhỏ và sự giảm khả năng mang tải của panel khi chỉ số k tăng.
Hơn nữa, ứng xử của các panel trụ hoàn hảo và không hoàn hảo là tương đối giống nhau, điều đó cho thấy rằng trong điều kiện tải trọng đang xét các panel trụ không nhạy với tính không hoàn hảo hình dáng. Hình 3.6 chỉ ra ảnh hưởng của tỷ số cạnh cong trên chiều dày / ( 20, 30b h và 40) lên ứng xử ổn định phi tuyến của các panel trụ FGM với k 1.0 chịu áp lực ngoài. Hình 3.7 chỉ ra ảnh hưởng của tỷ số cạnh dài trên cạnh cong / ( 0.75, 1.0a b và 1.5) lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM chịu các điều kiện tương tự.
Hình 3.5. ảnh hưởng của k lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM chịu áp
lực ngoài.
Hình 3.6. ảnh hưởng của tỷ số /b h lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM
chịu áp lực ngoài.
Hai hình này chỉ ra rằng khả năng mang tải của các panel trụ giảm đi đáng kể khi cỏc tỷ số /b h và a b/ tăng. Hơn nữa cỏc đường độ vừng - ỏp lực của cỏc panel trở nên ổn định, tức là hiện tượng hóp giảm dần, khi tỷ số /a b tăng biểu thị các panel thoải hơn.
Hình 3.7. ảnh hưởng của tỷ số /a b lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM
chịu áp lực ngoài.
Hình 3.8. ảnh hưởng của tỷ số /a R lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM
chịu áp lực ngoài.
Hình 3.8 chỉ ra ảnh hưởng của độ cong lên ứng xử của các panel trụ FGM chịu ỏp lực ngoài. Cỏc đường cong độ vừng - tải trọng của cỏc panel trụ hoàn hảo và không hoàn hảo được vẽ với ba giá trị khác nhau của tỷ số / ( 0.5,0.75a R và 1.0) . Có thể thấy từ hình này rằng tuy khả năng mang tải tốt hơn trong miền độ vừng nhỏ nhưng cỏc đường cong là khụng ổn định và panel trải qua hiện tượng húp khi tỷ số /a R lớn. Hơn nữa cỏc đường cong độ vừng - tải trọng của panel là ổn định hơn, tức là không xảy ra hiện tượng hóp, khi tỷ số /a R nhỏ do tính thoải (R lớn) của nó.
Hình 3.9 chỉ ra ảnh hưởng của ràng buộc dịch chuyển ở các biên lên ứng xử phi tuyến của các panel trụ FGM chịu áp lực ngoài. Trong hình này các đường cong độ vừng - ỏp lực trong trường hợp tất cả cỏc cạnh của panel tựa tự do (được ký hiệu là FM) được so sánh với các đường cong trong các trường hợp tất cả các cạnh tựa cố định (được ký hiệu là IM) và chỉ có hai cạnh thẳng y0,b tựa cố định (các trường hợp (1), (2) và (3) của các điều kiện biên).
Hình 3.9. ảnh hưởng của điều kiện dịch chuyển trên biên lên ứng xử phi tuyến
của panel trụ FGM chịu áp lực ngoài.
Hình 3.10. ảnh hưởng của trường nhiệt độ lên ứng xử phi tuyến của các panel
FGM chịu áp lực ngoài (4 cạnh IM).
Như có thể thấy, khi tất cả các cạnh của panel tựa cố định thì không những khả năng mang tải áp lực ngoài của panel là tốt hơn hai trường hợp còn lại mà các đường cong còn khá ổn định, tức là panel gần như không xẩy ra hiện tượng hóp.
Hơn nữa, tuy khả năng mang tải có được cải thiện so với trường hợp tất cả các cạnh tựa tự do nhưng panel trải qua một hiện tượng hóp tương đối khắc nghiệt và các đường cong là không ổn định khi hai cạnh thẳng tựa cố định.