Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của VPBank Chi nhánh Giảng Võ 2010 – 2012
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (% ) Giá trị trọngTỷ (%) Tổng thu nhập 163.034 100 168.756 100 178.180 100 Thu nhập lãi 156.480 95.98 159.204 94,34 163.350 91,68 Thu nhập phí dịch vụ 5005 3,07 7.324 4,34 11.635 6,53 Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ 1502 0,92 2.194 1,3 3.096 1,73 Thu khác 47 0,03 34 0,02 99 0,06 Tổng chi phí 149.57 100 155.24 100 163.38 100
6 3 4
Chi trả lãi 127.783 85,43 127.363 82,04 137.293 84,03 Chi phí hoạt động
dịch vụ 1.163 0,91 1.538 0,99 2.327 1,42
Chi về kinh doanh
ngoại tệ 498 0.33 1886 1,21 2.628 1,61
Chi khác 0 0 0 0 0 0
Chi phí hoạt động 20.132 13,33 24.456 15,76 21.136 12,94
Lợi nhuận trước
DPRR 13.458 13.513 14.796
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VPBank VPBank Chi nhánh Giảng Võ) Bảng 2.4 cho thấy, tổng thu nhập của Chi nhánh có xu hướng tăng trong vòng 3 năm. Năm 2011, tổng thu nhập tăng 5.722 triệu đồng, mức tương đối tăng 3,5% so với năm 2010. Sở dĩ tổng thu nhập tăng trưởng ở mức khiêm tốn như vậy do khó khăn chung của thị trường tài chính năm 2011, khi nền kinh tế đứng trước bối cảnh lạm phát, lãi suất trong nước tăng cao, giá vàng trên thị trường biến động bất thường, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt vào năm 2012, khi tổng thu nhập tăng lên tới 178.180 triệu đồng, tăng 5,58% so với năm 2011.
Xét về cơ cấu tổng thu nhập, thì thu nhập từ lãi vẫn chiếm phần lớn tỷ trọng. Năm 2010, thu nhập lãi chiếm đến 95,98%. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập lãi trong tổng thu nhập có xu hướng giảm, thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ có xu hướng tăng lên. Năm 2010, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ ở mức rất khiêm tốn là 3,07%, đến năm 2012, tỷ lệ này ở mức 6,53%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi VPBank ngày càng cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tiện ích đến khách hàng như Internet Banking, Sms banking, thẻ tín dụng, tài khoản thanh toán…Hơn nữa việc Chi nhánh tập trung vào các hoạt động dịch vụ là một điều đáng mừng. Bởi lẽ, thu nhập từ lãi rủi ro hơn rất nhiều so với thu nhập từ dịch vụ, bởi nó phụ thuộc vào khách hàng và sự biến động lãi suất trên thị trường. Ban giám đốc Chi nhánh cũng đưa ra chiến lược hoạt động
khách hàng. Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập như vậy vẫn là chưa hợp lý, thu từ lãi chiếm tới hơn 90% tổng thu nhập và việc tăng trưởng của thu từ hoạt động dịch vụ vẫn chỉ diễn ra rất thấp so với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Dẫn tới việc lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi phần lớn lợi nhuận đem lại từ hoạt động cho vay như vậy, nếu RRTD xảy ra, thì hậu quả để lại sẽ rất lớn.