Áp dụng các biện pháp về đảm bảo tiền vay.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 66 - 68)

d. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền tệ.

2.2.2.5.Áp dụng các biện pháp về đảm bảo tiền vay.

Tài sản đảm bảo tuy chỉ là một trong những rất nhiều yếu tố xét đến khi ngân hàng cho khách hàng vay nhưng lại có một vai trò hết sức quan trọng.

TSĐB càng phát huy vai trò của mình khi mà các khoản nợ xấu phát sinh đến mức ngân hàng buộc phải phát mại tài sản đó để giảm thiểu tổn thất cho các khoản vay kém chất lượng đem lại. Nhận thức được tầm quan trọng của TSĐB trong quá trình hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác đảm bảo tín dụng, cụ thể là đề ra các quy định cụ thể các yêu cầu về thực hiền đảm bảo tiền vay để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý TSĐB nếu có rủi ro xảy ra:

Đối với hình thức bảo đảm bằng tài sản: TSĐB phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp; có giá trị; có tính thanh khoản cao; giá trị ổn định qua thời gian. Định kỳ Chi nhánh tiến hành đánh giá lại giá trị TSĐB sao cho phù hợp với sự biến động của nền kinh tế để yêu cầu khách hàng bổ sung nếu cần thiết.

Đối với hình thức bảo lãnh bên thứ ba: Chi nhánh đánh giá thận trọng về tư cách đạo đức và năng lực tài chính của bên bảo lãnh nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng và tránh tranh chấp xảy ra. TSĐB được CBTD tại Chi nhánh trực tiếp kiểm tra, rồi tiếp tục phòng thẩm định TSĐB của VPBank đánh giá, nên việc thẩm định tương đối chính xác.

Nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD, Chi nhánh tập trung vào cấp tín dụng có TSĐB nhằm giảm thiểu tổn thất khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 2.18: Cơ cấu dư nợ có TSĐB và không có TSĐB

(Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 234.746 268.380 329.070

Nợ có TSĐB 214.206 240.442 280.697

Tỷ lệ nợ có TSĐB 91,25% 89,59% 85,3%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm VPBank Chi nhánh Giảng Võ)

Bảng trên cho thấy nợ có TSĐB của Chi nhánh rất cao, năm 2010 tỷ lệ nợ có TSĐB chiếm tới 91,25% tổng dư nợ. Đến năm 2011, 2012 con số này giảm

dần xuống lần lượt là 89,59% và 85,3%. Dư nợ không có TSĐB tương đối thấp, tăng nhẹ trong thời gian qua, chủ yếu là những khoản vay thấu chi cho cán bộ nhân viên ngân hàng và cho vay qua thẻ tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 66 - 68)