Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn vay

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 47 - 51)

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Giá trịNăm 2010(%) Giá trịNăm 2011(%) Giá trịNăm 2012(%) Ngắn hạn 148.712 63,35 185.156 68,99 198.989 60,47 Trung hạn 54.461 23,2 50.106 18,67 66.867 20,32

Dài hạn 31.573 13,45 33.118 12,34 63.214 19,21

Tổng cộng 234.746 100 268.380 100 329.070 100

(Nguồn: Số liệu phòng phục vụ khách hàng VPBank Chi nhánh Giảng Võ )

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn vay

Trong tổng dư nợ tín dụng của VPBank Chi nhánh Giảng Võ, các khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) chiếm tỷ trọng cao nhất và không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 đã tăng 36.444 triệu đồng, tương đương 24,51% so với năm 2010 về mặt giá trị và tăng 5,64% về mặt tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 198.989 triệu đồng, tăng 7,47% so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ

ngắn hạn lại có xu hướng giảm xuống còn 60,47%, giảm 8,52% so với năm 2011. Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao như vậy là do 2 nguyên nhân:

Thứ nhất, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là thời hạn ngắn, năm 2012, huy động ngắn hạn chiếm tới 81,2% tổng vốn huy động từ khách hàng. Để đảm bảo khả năng thanh khoản và giảm thiểu rủi ro thì Chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn hơn.

Thứ hai, Chi nhánh Giảng Võ tập trung vào cho việc cho vay nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư ngắn hạn như các xí nghiệp dệt may…Đồng thời trong cơ cấu cho vay thì dư nợ cá nhân chiếm tỷ trọng cao. Hơn nữa, thời gian qua Chi nhánh tập trung vào việc phát hành thẻ tín dụng, thấu chi, tiêu dùng cá nhân… Chính vì vậy dư nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ.

Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn biến động không ngừng từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2012, dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2011. Đặc biệt là tín dụng dài hạn, khi tăng 30.096 triệuđồng, tương ứng tăng 90,88% so với năm trước đó và nâng tỷ trọng từ 12,34% lên tới 19,21% trong tổng dư nợ dài hạn.

Việc tập trung vào cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng giảm bớt được rủi ro bởi vốn đầu tư trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng, thời gian thu hồi vốn lâu thì thời gian đầu tư càng dài càng khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc dự đoán xu hướng biến động của kết quả dự án đem lại trong tương lai. Hơn nữa, cho vay trung và dài hạn thì TSĐB chủ yếu là BĐS và việc thị trường BĐS đóng băng như thời gian qua sẽ để lại nhiều hậu quả cho ngân hàng trong việc thanh lý tài sản.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chi nhánh cần xem xét việc tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, vì lợi nhuận khổng lồ từ các khoản vay này đem lại đồng thời nhiều doanh nghiệp cần tới nguồn vốn trung và dài hạn để tái cơ cấu, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và ổn định trong dài hạn. Đây mới là giải

pháp bản chất để các doanh nghiệp nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh cần đề ra các giải pháp hiệu quả để tăng lợi nhuận mà vẫn giảm thiểu được rủi ro từ các khoản cho vay trung và dài hạn.

c. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nông nghiệp và lâm nghiệp 399 0,17 0 0 0 0 Thương mại, sản xuất, chế biến 207.914 88,57 221.145 82,4 198.660 60,37 Xây dựng 20.282 6,84 22.168 8,26 53.507 16,26 Kho bãi, vận tải, thông tin

liên lạc 4.366 1,86 5.179 1,93 33.828 10,28

Ngành khác 1.785 2,56 19.888 7,41 43.075 13,09

Tổng cộng 234.746 100 268.380 100 329.070 100

(Nguồn: Số liệu phòng phục vụ khách hàng VPBank Chi nhánh Giảng Võ ) Qua bảng 2.8 ta dễ dàng nhận thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Giảng Võ khá ổn định qua các năm. Tỷ trọng thương mại, sản xuất, chế biến vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ. Do địa bàn hoạt động của Chi nhánh tại khu vực Giảng Võ, Cát Linh có khá nhiều nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành dệt may và chế biến thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp nên dư nợ lĩnh vực này tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành này có xu hướng giảm theo thời gian. Năm 2009, dư nợ thương mại, gia công chế biến chiếm tới 88,57% tổng dư nợ. Đến năm 2012, tỷ lệ này chỉ còn có 60,37%.

Sự chuyển dịch cơ cấu cho vay được thay đổi từ lĩnh vực thương mại sang lĩnh vực xây dựng và kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc. Năm 2011, dư nợ xây dựng là 22.168 triệu đồng, chỉ chiếm 8,26 % tổng dư nợ. Tuy nhiên đến năm 2012, dư nợ xây dựng đã là 53.507 triệu đồng, tăng 142% so với năm 2011, nâng tỷ trọng lên 16,26% trong tổng dư nợ. Giải thích cho sự tăng trưởng này là do năm 2012, Chi nhánh đã cấp vốn cho một số công trình xây dựng chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên sự tăng trưởng đột ngột này của dư nợ khu vực xây dựng là khá nguy hiểm khi tập trung vào một số ít khách hàng nhưng khối lượng cho vay lại cao. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro khi TSĐB của khu vực xây dựng chủ yếu là bất động sản và nhà hình thành từ vốn vay. Khi nền kinh tế đang biến động không ngừng, thị trường bất động sản bất ổn như hiện nay thì việc Chi nhánh đột ngột tăng lượng vốn tới 53.507 triệu đồng cho khu vực xây dựng là tương đối mạo hiểm. Dư nợ cho vay ngành xây dựng tăng cũng giải thích cho việc dư nợ tín dụng trung, dài hạn của Chi nhánh tăng như đã đề cập ở trên.

Tương tự như lĩnh vực xây dựng, dư nợ cho vay lĩnh vực kho bãi, vận tải, thông tin liên lạc cũng gia tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Từ năm 2010 đến năm 2011, tỷ trọng ngành này thay đổi không đáng kể, chỉ từ 1,86% lên 1,93%. Tuy nhiên đến năm 2012, con số này đã lên tới 10,28% tổng dư nợ, tương đương với mức tăng trưởng 553% so với năm 2011. Dư nợ lĩnh vực này tăng mạnh như vậy bởi trong năm 2012, Chi nhánhđã thu hút được một số công ty vận tải hàng hóa và khách du lịch như công ty vận tải Khánh Phong…

Đi ngược lại xu hướng của các ngành trên, ngành nông lâm, ngư nghiệp có dư nợ rất nhỏ 399 triệu đồng, chỉ chiếm 0,17% trong tổng dư nợ còn hai năm sau đều không phát sinh dư nợ. Điều này xuất phát từ đặc điểm dịa bàn hoạt động của Chi nhánh ở các quận trung tâm thành phố, khách hàng chủ yếu là

cư dân thành thị trên địa bàn Hà Nội nên cho vay nông, lâm, ngư nghiệp rất hạn chế.

Nhìn chung cơ cấu dư nợ của Chi nhánh còn chưa hợp lý khi tập trung quá nhiều vốn vào lĩnh vực thương mại, sản xuất chế biến và xây dựng trong khi ngành nông, lâm ngư nghiệp đang bị bỏ ngỏ. Sự thiếu đồng đều trong cơ cấu ngành nghề có thể là nguyên nhân dẫn tới RRTD cho Chi nhánh. Bởi lẽ, các ngành kinh tế chịu sự biến động rất lớn từ sự phát triển của nền kinh tế, chính sách của nhà nước, lãi suất, lạm phát và kể cả thu nhập và thị hiếu của dân cư. Vì vậy nếu như đột ngột thị trường thay đổi bất ngờ và gây bất lợi cho nhóm ngành nghề mà Chi nhánh đang tập trung cho vay thì thiệt hại mà Chi nhánh phải gánh chịu là rất lớn. Nếu có sự đồng đều hơn nữa trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh Giảng Võ, cụ thể là điều tiết tín dụng nhiều hơn sang lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp thì có lẽ tỷ lệ NQH của ngân hàng sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w