d. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền tệ.
2.2.1.4. Tình hình nợ xấu.
Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu tại VPBank Chi nhánh Giảng Võ 2010 – 2012
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010Năm 2011Năm 2012Năm
So sánh 2011/2010 2012/2011So sánh Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 234.746 268.380 329.070 33.634 14,32 60.690 22,61 Nợ xấu 4.284 4.804 8.400 520 12,14 3.596 74,85 Nhóm 3 1.056 2.496 5.587 1.440 136,36 3.091 123,84 Nhóm 4 1.092 912 2.153 -180 -16,48 1.241 136,07 Nhóm 5 2.136 1.396 660 -740 -34,64 -736 -52,72
xấu
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm VPBank Chi nhánh GiảngVõ )
Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu tại VPBank Chi nhánh Giảng Võ 2010 – 2012
Có thể nhận thấy nợ xấu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011. Nợ xấu là 4.804 triệu đồng, tăng 12,14% so với năm 2010 và tiếp tục tăng 74,85% lên tới 8.400 triệu đồng vào năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng giảm từ 1,82% năm 2010 xuống 1,79% năm 2011 nhưng lại tăng mạnh lên tới 2,55% vào năm 2012. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn thấp hơn nhiều so vơi tỷ lệ nợ xấu của VPBank nói chung. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống VPBank Năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1,2%, 1,82% và 2,72%. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đang được kiểm soát khá tốt so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống VPBank.
Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm là do nợ xấu và dư nợ của Chi nhánh đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ xấu (12,4%) nhỏ hơn so với tốc độ tăng của dư nợ (14,32). Đây là năm mà Ban Giám đốc Chi nhánh cũng đặt ra mục tiêu là giảm nợ xấu và thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro. Cán bộ Chi nhánh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phân loại khách hàng và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng như CBTD bám sát tình hình hoạt động của đơn vị, các nguồn tiền để kịp thời thu nợ, thực hiện các biện pháp nghiêm khắc thông qua hệ thống pháp luật với những khách hàng chây ỳ, cố tình lừa tiền ngân hàng. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với những đơn vị thực hiện phát mại TSĐB khi khách hàng lâm vào tình trạng phá sản…
Nợ xấu tăng chủ yếu là do nợ nhóm 3,4 tăng, trong khi nợ nhóm 5 có xu hướng giảm. Năm 2012, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn của Chi nhánh giảm 736 triệu đồng tương đương giảm 52,72% so với năm 2011. Sở dĩ nợ
nhóm 5 có xu hướng giảm vào năm 2012 như vậy là do năm 2012, VPBank xây dựng và triển khai Chiến lược Thu hồi nợ. Với sự tư vấn của công ty McKinsey, VPBank đã xây dựng một chiến lược thu hồi nợ tổng thể, bao gồm việc phân tích thực trạng công tác thu hồi nợ tại ngân hàng, thiết kế mô hình thu hồi nợ tổng thể, xây dựng các quy trình thu hồi nợ, và tuyển dụng nhân sự cho mô hình này. Chiến lược này sẽ được đang được triển khai trên toàn hệ thống VPBank những sáng kiến mới nhằm chuẩn hóa, nâng cao hiệu quả hệ thống thu hồi nợ. Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng trưởng của nợ xấu năm 2012 là 74,85% lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 22,61 %. Điều này chứng tỏ kèm với sự tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng của Chi nhánh chưa được đảm bảo, công tác quản lý nợ tại Chi nhánh chưa thực hiện tốt dẫn tới nợ xấu năm 2012 tăng nhanh đến như vậy. Xét trong bối cảnh nền kinh tế thì năm 2012 khép lại với nhiều bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô và nhiều biến động đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, tăng trưởng GDP cả năm chỉ đạt 5,03% và không đạt kế hoạch Chính phủ đã đề ra là 5,5 - 6%. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong tình trạng đó, Chi nhánh lại tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng để cứu trợ các doanh nghiệp khỏi khó khăn, góp phần phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, ở mức tăng trưởng khá cao (22,61%) trong khi tăng trưởng tín dụng của VPBank năm 2012 chỉ đạt 14%, toàn ngành ngân hàng cả năm 2012 chỉ đạt 8,91%. Điều đó cho thấy việc nợ xấu của Chi nhánh tăng cao không chỉ được tạo bởi các nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, mà còn có những nguyên nhân chủ quan từ chính hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đó là do công tác đánh giá khách hàng chưa thật sự đúng đắn, trình độ của nhân viên tín dụng còn hạn chế. Trong năm 2012, Chi nhánh có tuyển thêm 3 nhân viên tín dụng bao gồm 1cán bộ phòng khách hàng cá nhân và 2 cán bộ phòng
doanh nghiệp. Sự thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác thẩm định khách hàng vay vốn còn hạn chế cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian vừa qua. Hơn nữa chính sách tín dụng của Ban Giám đốc còn nhiều bất cập khi dành một khối lượng lớn dư nợ tín dụng cho một số ngành, nhất là ngành thương mại, xây dựng trong khi một số ngành khác lại không được coi trọng cũng đã để lại nhiều hậu quả cho ngân hàng.
• Phân tích NQH và nợ xấu của VPBank Chi nhánh Giảng Võ theo ngành nghề kinh doanh.
NQH và nợ xấu của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào khu thương mại, sản xuất, chế biến và xây dựng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi dư nợ cho vay của hai khu vực này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. NQH và nợ xấu trong khu vực thương mại, sản xuất, chế biến có xu hướng tăng về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng. Điều này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.13:
Bảng 2.13: NQH và nợ xấu của VPBank Chi nhánh Giảng Võ theo ngành nghề kinh doanh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011NQH 2012 2010 Nợ xấu2011 2012 Tổng 7.007 12.346 22.377 4.284 4.804 8.400 Nông nghiệp và lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 Tỷ trọng (%) 0 0 0 0 0 0 Thương mại, sản xuất, chế biến 6.062 9.746 15.767 3.575 3.803 6.171 Tỷ trọng (%) 86,52 78,94 70,46 83,45 79,17 73,46 Xây dựng 404 1.178 3.459 273 693 1400 Tỷ trọng (%) 5,76 9,54 15,46 6,37 14,43 16,67
Kho bãi, vận tải,
thông tin liên lạc 186 467 1.891 85 112 212
Tỷ trọng (%) 2,65 3,78 8,45 1,98 2,34 2,53
Ngành khác 355 955 1.260 351 196 617
Tỷ trọng (%) 5,07 7,74 5,63 8,2 4,06 7,34
Năm 2012, NQH và nợ xấu khu vực này tăng 61,78% và 62,27% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù dư nợ khu vực này giảm 22.485 triệu đồng tương đương giảm 10,17% tuy nhiên nợ xấu và NQH của khu vực này vẫn tăng. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh còn chưa cao, khi quá tập trung vào lĩnh vực truyền thống và còn ưu tiên khách hàng quen thuộc dẫn tới việc thẩm định sơ sài, không tuân thủ đúng quy trình tín dụng của ngân hàng. Minh chứng là khoản cho vay của một công ty chế biến thực phẩm, nhưng nguyên liệu lại nhập khẩu lậu từ Trung Quốc. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, đơn vị kinh doanh bị khởi tố rơi vào tình trạng phá sản và không đủ khả năng trả nợ. Điều đáng chú ý ở đây là CBTD lại không phát hiện ra được các giấy tờ đầu ra đầu vào của đơn vị đó là giả do vì là khách hàng quen thuộc, thường có số dư lớn tiền gửi tại Chi nhánh nên CBTD thẩm định sơ sài, không kiểm tra kỹ đơn vị kinh doanh, không xác định được thị trường đầu vào và đầu ra của đơn vị đó. Như vậy nguyên nhân gây ra rủi ro không những từ phía khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, không nhập hàng hóa từ các đối tác cung cấp nguyên nguyên liệu như trong hợp đồng tín dụng mà còn do lỗi của CBTD khi thẩm định không đúng quy trình tín dụng, không kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân. Đồng thời CBTD gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin cần thiết để giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng.
NQH và nợ xấu lĩnh vực xây dựng cũng có xu hướng gia tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của NQH, nợ xấu cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ. Năm 2011, dư nợ khu vực xây dựng tăng 92,99% trong khi nợ xấu lĩnh vực này tăng tới 153,85%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng lĩnh vực này đáng báo động. Trong khi khách hàng của khu vực này không nhiều nhưng dư nợ cho vay và nợ xấu lại tập trung ở một vài doanh nghiệp. Thị trường bất động sản đi xuống trong thời gian qua cũng kéo theo ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện thuận lợi để phát triền, nhiều khách hàng
của lâu năm cũng không có khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng vì không kịp thu hồi lại vốn theo đúng tiến trình. Trong bối cảnh khó khăn ngành như vậy, Chi nhánh lại đột ngột tập trung cho vay vào khu vực này (dư nợ ngành xây dựng năm 2012 là 53.507 triệu đồng, tăng 142,7% so với năm 2011) là một dấu hiệu của rủi ro cho ngân hàng, chính sách cho vay chưa hợp lý, chưa xem xét kỹ yếu tố môi trường kinh tế tại thời điểm đó. Ngoài ra rủi ro còn thuộc về CBTD trong khâu thẩm định hồ sơ cho vay, không đánh giá chính xác được mức sinh lời của dự án đầu tư, kỳ thu tiền và vòng quay vốn của khách hàng cho phù hợp để đảm bảo nguồn vốn trả nợ. Cán bộ cấp trên chưa có biện pháp thích hợp để giám sát, kiểm tra cán bộ cấp dưới dẫn tới tình trạng sai sót xảy ra. Bộ phận giám sát tín dụng tỏ ra chưa hiệu quả trong việc phát hiện các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng. Công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng còn nhiều mặt khuyết điểm khi cán bộ kiểm soát chỉ tiến hành kiểm tra thông qua những báo cáo mà cán bộ cấp dưới cung cấp, không đến tận nơi địa điểm kinh doanh của khách hàng để kiểm tra thực trạng. dẫn tới hạn chế trong việc cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau cho vay.
Riêng khu vực nông lâm ngư nghiệp không hề phát sinh NQH và nợ xấu. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi thời gian qua, đây là khu vực mà Chi nhánh không tập trung vào phát triển. Còn đối với khu vực kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc, tỷ trọng NQH và nợ xấu tương đối thấp mặc dù dư nợ khu vực này có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đang kiểm soát tốt được chất lượng tín dụng khu vực này, mặc dù đây là khu vực này không phải là lợi thế phát triển của Chi nhánh.
• Phân tích NQH và nợ xấu của VPBank Chi nhánh Giảng Võ theo thời hạn vay
Bảng 2.14:NQH và nợ xấu của Chi nhánh Giảng Võ theo thời hạn vay.
(Đơn vị: triệu đồng)
2010 2011 2012 2010 2011 2012Tổng 7.007 12.34 Tổng 7.007 12.34 6 22.377 4.284 4.804 8.400 Ngắn hạn 4.944 8.808 16.425 3.149 3.347 6.241 Tỷ trọng (%) 70,56 71.34 73,4 73,5 69,67 74,3 Trung hạn 1.490 2.488 3.887 831 1.071 1.126 Tỷ trọng (%) 21,26 20,15 17,37 19,4 22,3 13,4 Dài hạn 573 1050 2.065 304 386 1.033 Tỷ trọng (%) 8,18 8,51 9,23 7,1 8,03 12,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm VPBank Chi nhánh Giảng Võ) Việc phân loại NQH và nợ xấu theo thời hạn vay sẽ giúp Chi nhánh thấy được NQH và nợ xấu tập trung ở tín dụng ngắn, trung hay dài hạn và nguyên nhân để từ đó cân đối lại thời hạn các khoản cho vay sao cho phù hợp hơn.
Bảng 2.14 cho thấy NQH và nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu ở các khoản cho vay ngắn hạn. Năm 2011, NQH ngắn hạn là 8.808 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,34% thì sang năm 2012, NQH là 16.425 triệu đồng, chiếm 73,4% tổng NQH. Điều này là do cơ cấu cho vay của Chi nhánh không đồng đều, tập trung lớn vào các khoản vay ngắn hạn. Các khoản cho vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, thấu chi…Với tình hình nền kinh tế khó khăn như vừa qua thì việc sức mua giảm sút, tiêu thụ sản phẩm của khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng khả năng trả nợ ngân hàng gặp hạn chế. Tuy nhiên các khoản NQH này thì tỷ trọng nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn bởi trong năm 2012, dư nợ ngắn hạn rơi vào tình trạng NQH tập trung nhiều vào các khoản tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng. Tuy nhiên với chính sách gọi điện nhắc nhở khách hàng hoàn thành nghĩa vụ nợ đúng hạn nên các khoản nợ này mới chỉ dừng lại ở mức nợ cần chú ý.
NQH và nợ xấu trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng gia tăng qua các năm. Nguyên nhân là do cơ cấu dư nợ của Chi nhánh thì tỷ trọng cho vay trung, dài hạn còn thấp, tuy nhiên trong thời gian vừa
ngành xây dựng đã làm cho nợ xấu dài hạn tăng cao. Năm 2010 nợ xấu tín dụng dài hạn là 304 triệu đồng thì sang năm 2012 đã lên tới 1.400 triệu đồng. Có thể nhận thấy việc cho vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế trong dài hạn. Mặt khác giá trị các khoản cho vay trung, dài hạn lớn, nếu không thu hồi được sẽ để lại thiệt hại lớn tới tình hình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy Ban Giám Đốc Chi nhánh đã đưa ra quyết định tạm thời không tập trung vào nguồn tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro này.