d. Mức độ tập trung tín dụng theo loại tiền tệ.
2.3.2.1. Những tồn tạ
Bên cạnh những thành tích đạt được, trong quá trình hoạt động của mình, Chi nhánh Giảng Võ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý RRTD như:
• Như đã phân tích ở trên, NQH và nợ xấu của Chi nhánh tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Đặc biệt là năm 2012, tỷ lệ NQH vượt mức NHNN cho phép (5%).
• Cơ cấu cho vay không hợp lý, mức độ tập trung tín dụng quá cao:
- Xét theo loại hình doanh nghiệp thì Chi nhánh tập trung quá nhiều vào khách hàng cá nhân, công ty TNHH.
- Xét theo thời hạn cho vay, Chi nhánh tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn.
- Xét theo loại tiền tệ thì Chi nhánh tập trung quá nhiều vào cho vay bằng nội tệ.
- Xét theo ngành nghề kinh doanh thì dư nợ của Chi nhánh chiếm phần lớn vào cho vay lĩnh vực thương mại, sản xuất, chế biến và xây dựng.
• Đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, mỗi CBTD phải chạy theo doanh số nên không thể tránh khỏi việc nhiều khoản tín dụng có chất lượng thẩm định không cao.
• Công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh còn mang tính chất bị động, chủ yếu là các biện pháp để hạn chế khi RRTD đã phát sinh mà chưa chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa như tạo danh mục cho vay hợp lý, lựa chọn khách hàng cho phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng.
• Chi nhánh chưa thành lập riêng được phòng kiểm soát tín dụng, do vậy không có cán bộ chuyên trách thực hiện việc theo dõi, giám sát các khoản vay. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ kiểm soát chuyên nghiệp.