a. Nguyên nhân chủ quan
3.2.1.5. Xây dựng đội ngũ cánbộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp.
đức nghềnghiệp.
Con người, vốn, công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Nhưng việc sử dụng vốn, công nghệ lại phụ thuộc vào bàn tay con người. Đối với hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, thì con người lại càng có vai trò quan trọng
hàng để tiến tới quá trình phê duyệt tín dụng. Quyết định của Ban giám đốc Chi nhánhphụ thuộc phần lớn vào những khâu làm việc trước đó của CBTD. Có thể là một quyết định đúng đắn, nhưng đôi khi cũng gặp phải những quyết định sai lầm dẫn tới tổn thất cho ngân hàng về mặt tài chính. Như đã phân tích ở trên, hiện nay tại VPBank Chi nhánh Giảng Võ có một bộ phận CBTD còn bị hạn chế về chuyên môn và non trẻ trong kinh nghiệm thực thế, chính vì vậy đã dẫn tới tình trạng thẩm định thiếu chính xác và quản lý khoản vay không tốt, dẫn tới tình trạng nợ xấu của Chi nhánh trong ba năm trở lại đây. Chính vì vậy Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm việc tại đơn vị, tạo điều kiện cho họ tu dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc.
Trong những năm gần đây, VPBank Chi nhánhGiảng Võ đã có những biện pháp như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNN Việt Nam tổ chức hay những buổi học nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của VPBank… Đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Ban lãnh đạo Chi nhánhđã và đang quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh. Tuy nhiên do thời gian huấn luyện ngắn và phần nào mang tính phổ cập nên hiệu quả đào tạo chưa cao. Hiện nay tại Chi nhánh một CBTD đảm nhận tất cả các khâu trong quy trình tín dụng như tìm kiếm khách hàng, thẩm định, phân tích dự án, thanh tra, kiểm soát, thu hồi nợ… Khối lượng công việc lớn như vây đòi hỏi trình độ cán bộ phải toàn diện và sâu sắc. Cụ thể, Chi nhánh cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần thực hiện tốt hơn nữa công tác đào tạo, không những đối với cán bộ mới mà còn với cả các cán bộ cũ đã làm việc tại Chi nhánh. Việc đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, chuyên sâu và toàn diện về các mặt như kinh tế, tài chính, kế toán, marketing hay luật pháp. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn và đào tạo nghiệp vụ trong và ngoài hệ thống VPBank để
nâng cao trình độ của nhân viên của Chi nhánh. Khuyến khích cán bộ tự đào tạo để nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc. Kết hợp việc cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài, nhất là học hỏi kinh nghiệm của ngân hàng có uy tín trên thế giới.
Thứ hai, cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, Chi nhánhcần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp, nên có sự ưu tiên với những ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hoặc có bằng cấp do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước cấp về hoạt động tín dụng. Thường xuyên tổ chức các kỳ thi hàng tháng để đánh giá mức độ am hiểu của nhân viên về sản phẩm ngân hàng cũng như quy trình nghiệp vụ, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp, và khả năng nắm bắt xu hướng kinh tế thị trường, chính sách của ngân hàng cũng như những quy định của NHNN liên quan đến hoạt động tín dụng để từ đó và có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ tốt và kỷ luật, đào thải những người không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng.
Thứ ba, đối với ngân hàng, để tạo ra được kết quả trong kinh doanh không những cần cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu, hiểu biết những vấn đề về thị trường, xã hội rộng rãi mà còn phải có đạo đức, có lòng yêu nghề. Bởi hiện nay rủi ro đạo đức là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng. Một CBTD có tư cách đạo đưc không tốt sẽ dẫn tới việc thông đồng với Khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Vì vậy Chi nhánh cần có một chiến lược phát triển nhân sự lâu dài, hợp lý, gắn với sự phát triển chung của ngân hàng.
Thứ tư,Chi nhánh cần xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự để đảm bảo duy trì nguồn nhân lực có chất lượng lâu dài cho mình. Cần có chế độ khen thưởng thích hợp đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu được giao và chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, tiến hành cho vay các khoản vay lành mạnh, không rơi vào tình trạng NQH…và có lộ trình thăng
chức, tăng lương cho nhân viên phù hợp. Khuyến khích kịp thời có thể tạo tiền đề cho việc nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng, phấn đấu trong công tác của mỗi người.
Thứ năm, Ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thế mạnh và hạn chế nhược điểm của mỗi cán bộ để phân công công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên đế đánh giá được họ một cách chính xác và có chính sách khen thưởng hay xử phạt một cách công minh, đảm bảo một môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh. Cần có chế độ đãi ngộ đối với nhân viên một cách tốt nhất để tăng cao năng suất làm việc của nhân viên.