Nâng cao hiệu quả công tác thẩmđịnh

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 80 - 84)

a. Nguyên nhân chủ quan

3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả công tác thẩmđịnh

Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro chongân hàng. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã phần nào chú trọng đến khâu thẩmđịnh. Tuy nhiên chất lượng thẩm định chưa cao, chưa phân tích được sự biếnđộng của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích... Để nâng cao chất lượng thẩm định, Chi nhánhcần thực hiện một số giải pháp sau:

a. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định.

Thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân gây ra RRTD. Nếu ngân hàng có thông tin đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá khách hàng vay vốn một cách chính xác hơn. Tuy nhiên hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định tại Chi nhánhcòn nhiều hạn chế.

Trong công tác thẩm định của VPBank Chi nhánhGiảng Võ hiện nay, nguồn thông tin chủ yếu là từ:

Khách hàng cung cấp thông qua các tài liệu trong hồ sơ xin vay, nhược điểm của nguồn thông tin này là mang tính chủ quan, độ tin cậy không cao.

Thông tin từ CIC của NHNN, tuy nhiên kênh thông tin này còn rất đơn điệu, không đáp ứng đầy đủ, mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các TCTD mà chưa có thông tin phi tài chính hay thông tin về khả năng điều hành kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Phòng thông tin – điện toán của VPBank tuy nhiên kênh thông tin này có nhiều hạn chế khi chủ yếu cung cấp các thông tin trong quá khứ về lịch sử vay vốn, giá trị khoản vay, khách hàng trả nợ đúng hạn hay không mà không phản ánh được các thông tin cập nhật mang tính chất về hiện tại và tương lai của khách hàng

Thông tin thu thập từ các cơ quan hữu quan (ví dụ: cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan thuế…)

Các đối tác đơn vị vay vốn như khách hàng, nhà cung cấp; thông tin phản hồi từ các ngân hàng trong cùng hệ thống VPBank, trên mạng internet…

Để có thể đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn trong công tác thẩm định, ngoài các nguồn thông tin kể trên, VPBank Chi nhánh Giảng Võ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Thứ nhất,Chi nhánh nên thành lập một bộ phận có chức năng thu thập, tổng hợp phân loại và xử lý thông tin, và liên lạc thường xuyên với các cơ quan hữu quan như: cơ quan Thuế, Hải quan, cơ quan Kiểm toán và các TCTD khác… nhằm thu thập được thông tin chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định đồng thời giúp phân loại và sắp xếp thông tin một cách khoa học, có chất lượng góp phần đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc lưu trữ, tích hợp thông tin từ các phòng ban khác nhau thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, phần mềm đa năng…đảm bảo khâu tìm kiếm thông tin của CBTD được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng. Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi ra quyết định cho vay. Triển khai việc xếp hàng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp, đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

Thứ ba, Để đảm bảo thông tin mang tính cập nhật, thời sự thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả trong việc thu nhận và xử lý thông tin trên báo chí phục vụ công tác thẩm định khách hàng vay vốn. Việc thu thập và xử lý thông tin từ báo chí phải được thực hiện một cách thường xuyên và có sự sàng lọc kỹ càng. Chi nhánh nên tận dụng nguồn thông tin đã được qua kiểm chứng thực tế này vào công tác thẩm định của mình. Chính vì vậy Chi nhánhcần thiết lập mối quan hệ với một số cơ quan thông tấn báo chí, báo mạng… nhằm nắm bắt thêm thông tin có liên quan đến công tác thẩm định.

Thứ tư, cập nhật thường xuyên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Mọi CBTD cần am hiểu các văn bản luật cơ bản hoạt động cho vay đúng với

những yêu cầu của nhà nước đặt ra. Đây là những cơ sở pháp lý để người làm công tác tín dụng sử dụng phục vụ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn.

Thứ năm, trong hợp đồng tín dụng cần có điều khoản yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và cam kết thông tin hoàn toàn chính xác về năng lực dân sự, năng lực tài chính, các hợp đồng, hóa đơn có liên quan với các đối tác khác để phục vụ công tác thẩm định. Cần gắn trách nhiệm của người cung cấp thông tin cho ngân hàng, nếu vi phạm sẽ xử phạt nghiêm trọng.

Thứ sáu, ngân hàng hoàn toàn có thể hợp tác với các công ty chuyên cung cấp thông tin ở quốc tế. Thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có một công ty nào chuyên về vấn đề cung cấp thông tin, nhưng đã có nhiều công ty thành lập các mảng kinh doanh chuyên về cung cấp thông tin trên thế giới như: Standard & Poor, Leo Troy, Robret Morrist Associates… các công ty này đưa ra các xếp hạng và các chỉ số tài chính cho toàn bộ ngành để giúp cho việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu của ngành. Đây là các công ty có đội ngũ chuyên gia với trình độ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phân tích. Nếu tận dụng được nguồn thông tin từ các tổ chức uy tín như vậy thì công tác thẩm định sẽ rất thuận lợi.

b. Hoàn thiện nội dung trong thẩm định

Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng và người giới thiệu, CBTD cần phải quan tâm một số nhân tố cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội.

c. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định

Chi nhánh cần có sự phân tách rõ ràng giữa chức năng thẩm định với chức năng theo dõi và quản lý khoản vay. Theo cách thức tổ chức hiện nay tại VPBank Chi nhánhGiảng Võ thì CBTD vừa làm công tác thẩm định vừa làm

công tác theo dõi, quản lý khoản vay là không hợp lý. Chính vì vậy cần có sự thay đổi để có được sự chuyên môn trong thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản vay đồng thời có một bộ phận chuyên nghiệp hơn nhằm đảm bảo chất lượng thẩm định.

Đối với từng ngành, lĩnh vực vay vốn, nhóm khách hàng nên có sự chuyên môn hóa cho cán bộ thẩm định. Ai là người có thế mạnh và kinh nghiệm cũng như kiến thức nhiều về lĩnh vực nào thì chuyên để họ thẩm định về lĩnh vực đó. Đối với một số dự án phức tạp, nên thuê chuyên gia để thẩm định có như vậy chất lượng công tác thẩm định mới thực sự có chất lượng. Điều này đòi hỏi Ban Giám đốc cần có sự quan tâm hơn nữa với từng nhân viên của mình. Hiểu được đâu là thế mạnh của họ để tạo điều kiện cho họ phát huy thế mạnh đó và đâu là điểm yếu của họ để đưa ra giải pháp hoàn thiện cac điểm yếu đó.

Thành lập các nhóm chuyên trách khi thẩm định các dự án lớn: Nếu như việc thẩm định khách hàng nhỏ, không phức tạp thì có thể giao cho CBTD trực tiếp đảm nhận, nhưng đối với các dự án lớn, quy mô lớn, thời gian dài, đòi hỏi những cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm nghề nghiệp và phải có một vốn kiến thức tổng thể về thị trường, ngành kinh tế, khoa học công nghệ,…Chính vì vậy Chi nhánh nên lựa chọn ra một nhóm các cán bộ chuyên về việc thẩm định các dự án trên, đảm bảo tính khách quan độc lập và yêu cầu họ tự chịu trách nhiệm với kết quả thẩm định của mình. Đồng thời đăng ký cho họ tham gia các khóa đào tạo của hệ thống về để có thêm kiến thức trong việc thẩm định các dự án lớn.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w