a. Nguyên nhân chủ quan
3.2.2.3. Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng
Tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp các khoản nợ không thể được thanh toán, có thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ xấu cũng như giảm rủi ro lãi suất ngân hàng. Có thể nói tín dụng phái sinh tín dụng là một dạng chuyển giao rủi ro được sử dụng nhằm hạn chế RRTD. Tín dụng phái sinh bao gồm các loại hợp đồng phái sinh như:
• Hợp đồng hoán đổi tín dụng: là hình thức hai TCTD trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo các hợp đồng tín dụng mỗi bên. Khi tham gia hợp đồng này, các ngân hàng có thể nâng cao tính đang dạng hóa danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau nên hợp đồng này cho phép các ngân hàng có thể nhận được một khoản thanh toán từ hệ thống thị trường rộng lớn hơn, giảm rủi ro do tập trung tín dụng.
• Hợp đồng quyền chọn tín dụng: là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng này sẽ bảo đảm thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không được thanh toán.
• Trái phiếu liên kết phái sinh RRTD: đây là công cụ phái sinh tín dụng mới xuất hiện, kết hợp đặc tính của khoản nợ thông thường với hợp đồng hoán đổi RRTD. Trái phiếu này giúp tổ chức vay vốn linh hoạt hơn trong thanh toán.
Hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã sử dụng công cụ này rất hiệu quả trong khi đó VPBank Chi nhánh Giảng Võ chưa sử dụng công cụ phái sinh tín dụng để hạn chế RRTD. Có thể nhận thấy công cụ này khá hiệu quả trong việc chuyển giao rủi ro sang cho các chủ thể khác. Để có thể sử dụng tốt các công cụ này, Chi nhánhcần thực hiện các công việc sau:
• Xây dựng bộ phận chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín dụng. Bởi đây là các nghiệp vụ khá mới mẻ tại Việt Nam nên Chi nhánh cần chọn lựa những cán bộ am hiểu về các công cụ này nhằm tránh tổn thất trong việc ứng dụng công cụ không phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng. Chính vì vậy công tác đào tạo cán bộ có trình độ cao về nghiệp vụ phái sinh tín dụng cần được coi trọng.
• Chi nhánh cần có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng, chấm điểm khách hàng vay vốn một cách tốt nhất để từ đó xác định danh sách khách hàng tiềm ẩn rủi ro để tiến hành hoán đổi tín dụng. Đây là cơ hội để Chi nhánh cơ cấu lại danh mục cho vay và loại bỏ các khoản vay tiềm ẩn rủi ro.
• Xây dựng quy trình thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín dụng sao cho phù hợp. Có thể học hỏi các quy trình đã và đang được tiến hành tại các ngân hàng trên thế giới.