Đầu tư trang thiết bị và công nghệ thông tin hiện đạ

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 87 - 89)

a. Nguyên nhân chủ quan

3.2.1.6. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ thông tin hiện đạ

Công nghệ thông tin được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng đã làm tăng tính hiệu quả của toàn hệ thống, giúp lưu trữ thông tin đầy đủ và chính xác, tiết kiệm thời gian... góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong quá trình đầu tư công nghệ, VPBank Chi nhánh Giảng Võ cần phải có kế hoạch triển khai cụ thể và theo hướng sau:

Đầu tư theo chiều sâu vào các trang thiết bị như: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt những phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định, thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ ngân hàng mới hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

Song song với việc đầu tư công nghệ đòi hỏi Chi nhánh phải thường xuyên tập huấn cho các CBTD, cán bộ thẩm định để có khả năng sử dụng các công nghệ của Chi nhánh mình

Bên cạnh đó, ngân hàng phải chú trọng sự đầu tư trang thiết bị và công nghệ phải được thực hiện từng bước, không nên đầu tư một cách dàn trải. Bởi lẽ cần phải có thời gian thích ứng, thay đổi, phù hợp với sự phát triển hiện tại của hệ thống.

Như đã phân tích ở trên, công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tiêu biểu là khoản vay của một công ty chế biến thực phẩm, nhưng nguyên liệu lại nhập khẩu lậu từ Trung Quốc đã được đề cập đến ở chương 2. Vì vậy, Chi nhánhcần có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong công tác giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm hạn chế RRTD, thông qua các biện pháp như:

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng, đối chiếu giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, định kỳ và đột xuất đến doanh nghiệp kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm tra các chứng từ hóa đơn đầu ra đầu vào nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Cần kiểm tra kỹ tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng tồn kho để đưa ra những đánh giá thích đáng về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.

CBTD sau khi kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng phải có Biên bản nộp cho Ban Giám đốc và phải trả lời được các câu hỏi:

Thứ nhất, khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không?

Thứ hai, thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình như thế nào?

Thứ ba, hiệu quả dự án với những dự kiến ban đầu?

Thứ tư, Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình nhân sự (khách hàng doanh nghiệp) hay tình trạng quan hệ gia đình ra sao (khách hàng cá nhân)?

Thứ năm, tình hình thị trường đầu vào, đầu ra?

Thứ sáu, luồng tiền của khách hàng có đủ khả năng trả nợ không?

Thứ bảy, ý kiến của khách hàng về kế hoạch trả nợ? Việc trả nợ có gặp khó khăn gì không? Nguyên nhân chủ quan hay khách quan?

Yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch của mình thông qua tài khoản tại VPBank để có thể giám sát được biến động số dư tiền gửi cũng như tiền vay và tình hình giao dịch với các đối tác bạn hàng, nhà cung cấp nhằm đánh giá được hoạt động kinh doanh của khách hàng tại các thời điểm.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng thi CBTD phải báo cáo kịp thời cho Trưởng phòng phục vụ khách hàng và Ban giám đốc. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu rủi ro của khoản vay, các cấp có thẩm quyền phải trao đổi với CBTD phụ trách trực tiếp để tìm hiểu thêm. Trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý rất quan trọng, luôn phải giám sát thường xuyên danh mục cho vay của đơn vị mình, hiểu rõ các khoản vay vốn lớn và kiểm tra thường xuyên hoạt động của các cán bộ cấp dưới. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm cần được tuân thủ hơn nữa trong công tác kiểm tra giám soát trong hoạt động tín dụng.

Như vậy, RRTD không chỉ xuất hiện trước và trong khi cấp tín dụng mà nó luôn tiềm ẩn sau khi khách hàng được sử dụng vốn mà ngân hàng cấp cho. Điều quan trọng là Chi nhánhcần có những chính sách thích hợp để hạn chế những rủi ro xảy ra sau đó và hạn chế thiệt hại do rủi ro từ các khâu trước đó xảy ra Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa vào công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân để phát hiện những sai phạm của khách hàng như sử dụng vốn sai mục đích, tẩu tán tài sản, lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng…đồng thời giúp Chi nhánh luôn theo dõi được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng để từ đó ứng phó kịp thời, tránh tình trạng NQH xảy ra.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w