Mức độ tập trung tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 43 - 45)

Mức độ tập trung tín dụng của ngân hàng phân theo đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, thời hạn cho vay…Mức độ tập trung tín dụng phụ thuộc vào chính sách tín dụng của VPBank Chi nhánh Giảng Võ trong từng thời kỳ. Nếu việc cho vay quá tập trung vào một nhóm đối tượng khách hàng phân theo một tiêu chí nào đó, thì khi rủi ro xảy ra, hậu quả là rất lớn.

Bảng 2.5: Tình hình tổng dư nợ VPBank Chi nhánh Giảng Võ năm 2010 – 2012

Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm

So sánh

2011/2010 2012/2011So sánh Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương Tổng

nợ 234.746 268.380 329.070 33.634 14,33 60.690 22,61 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm VPBank Chi nhánh Giảng Võ)

Bảng 2.5 cho thấy tổng dư nợ của Chi nhánh Giảng Võ tăng trưởng liên tục từ năm 2010 đến năm 2012. Tại thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 234.746 triệu đồng đạt 110% so với kế hoạch đề ra. Năm 2010, môi trường kinh tế – tài chính và tiền tệ gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, có lúc đỉnh điểm lên đến 18%/năm, giá vàng và tỷ giá VND/USD biến động bất thường và theo xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Nhưng năm 2010 cũng là năm ghi nhận sự chuyển mình rõ rệt của VPBank nói chung và Chi nhánh Giảng Võ nói riêng trong việc tiến hành thay đổi diện mạo mới. Với việc thay đổi thương hiệu từ “Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam” sang “ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng” cộng với việc quảng bá sâu rộng hình ảnh ngân hàng ra công chúng, chiến lược lãi suất cho vay cạnh tranh trên thị trường, cùng với việc ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới – McKinsey nhằm tái cấu trúc ngân hàng một cách toàn diện, nâng cao thế và lực, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những điều này đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách hàng mới đến giao dịch với VPBank Chi nhánh Giảng Võ và mở rộng tín dụng với khách hàng cũ.

Năm 2011, tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn giữ được đà tăng trưởng khi đạt tới mức 268.380 triệu đồng, tăng 33.634 triệu đồng, tương đương 14,33 % so với năm 2010 và chỉ đạt 96% so với kế hoạch đề ra trong khi mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống VPBank năm 2011 là 15,24%. Tuy nhiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn cao hơn mức trung bình của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là 12 – 13%. Năm 2011 được đánh giá là

một năm đầy khó khăn với thị trường tài chính ngân hàng khi lạm phát tăng cao, giá vàng biến động bất thường, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. NHNN thực hiện giải pháp thắt chặt tiền tệ, yêu cầu các Tổ chức tín dụng thực hiện mức tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống dưới 16%. Thực hiện theo đúng chỉ đạo của nhà nước, Ban Giám đốc Chi nhánh đã giảm ngay chỉ tiêu dư nợ của trụ sở Chi nhánh cùng các PGD trực thuộc, yêu cầu các PGD phải lên kế hoạch giải ngân và thu nợ sao cho phù hợp, tập trung vào các dự án lớn đang tiến hành và thẩm định kỹ càng các dự án xin vay mới nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và theo đúng yêu cầu về tăng trưởng tín dụng của NHNN.

Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2012 ở mức 22,61% so với năm 2011. Ở mức tăng trưởng này thì VPBank Chi nhánh Giảng Võ là một trong những Chi nhánh có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất của toàn hệ thống VPBank. Mức tăng trưởng này cũng vượt 12% so với chỉ tiêu ban Giám đốc đặt ra từ đầu năm. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy bởi trong năm 2012, Chi nhánh tìm kiếm thêm được rất nhiều khách hàng mới, chủ yếu là các DNVVN trong lĩnh vực xây dựng và vận tải ở khu vực Long Biên và một công ty sản xuất gạch quy mô tương đối lớn tại khu vực Bắc Ninh - giáp Hà Nội. Chính vì vậy dư nợ tăng một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng – chi nhánh giảng võ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w