Một số bài học kinh nghiệm trong xử lý tác động tiêu cực và tác động tích cực ở các khu công nghiệp có thể vận dụng vào tỉnh Hả

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 49)

Dƣơng

Từ thực tế các tỉnh trong việc hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của phát triển KCN, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hải Dƣơng.

Một là, thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN. Quy hoạch phát triển KCN gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị. Việc thành lập mới KCN đƣợc tiến hành theo phƣơng thức “cuốn chiếu, lan toả dần”. Diện tích đất KCN đƣợc sử dụng cho thuê trên 60% khi đó mới đƣợc thành lập KCN khác. Trong công tác tổ chức xây dựng hạ tầng, thực hiện phƣơng thức cuốn chiếu các hạng mục công trình trong từng KCN và theo trình tự hợp lý giữa các KCN trong tỉnh. Đa dạng hoá các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tƣ. Ngoài các KCN đa ngành nghề đó, hình thành các KCN chuyên ngành hoặc cụm công nghiệp chuyên môn hoá trong KCN. Liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các KCN có quan hệ về tổ chức sản xuất, nhất là giữa các doanh nghiệp sản xuất chính với các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, giữa các tiểu vùng trong tỉnh.

41

Thu hút các dự án đầu tƣ có chọn lọc theo hƣớng dự án có trình độ công nghệ cao, tổ chức thành tổ hợp sản xuất hoặc thành cụm công nghiệp chuyên môn hoá trong KCN. Các KCN đƣợc xây dựng hài hoà trong khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị. Khi cấp phép cho thành lập KCN cần phải tiến hành đồng thời xây dựng khu dân cƣ gần kề với khoảng cách 1,5 đến 2km. Trong khu dân cƣ có nhà cho ngƣời thu nhập thấp, thu nhập vừa và thu nhập cao, có khu thƣơng mại, bệnh viện, trƣờng học, khu vui chơi giải trí… Nhƣ vậy sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho ngƣời lao động, giảm thiểu thời gian đi lại, công nhân có điều kiện hƣởng thụ văn hoá, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Do đó, năng suất lao động tăng lên, thu nhập cao hơn làm cho ngƣời lao động gắn bó, tâm huyết với nơi làm việc.

Hai là, coi trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định vị trí, địa điểm xây dựng KCN nhằm khai thác đƣợc mọi lợi thế của địa phƣơng mang lại hiệu quả trong thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, mỹ quan đô thị, tiết kiệm đất nông nghiệp.

Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có chất lƣợng, nhanh chóng hoàn thành đồng bộ các công trình với chi phí hợp lý nhất, thực hiện chính sách đền bù thoả đáng cho ngƣời dân mất đất. Trong quá trình xây dựng các công trình công cộng, vấn đề giải phóng mặt bằng giao đất cho chủ đầu tƣ là việc làm phức tạp, dễ cản trở tiến độ xây dựng các bƣớc tiếp sau. Ngay từ khâu quy hoạch KCN cũng nhƣ quy hoạch cơ sở hạ tầng KT - XH, phải xác định KCN bố trí vào vùng đất hoang hoá, càng tránh đƣợc khu dân cƣ càng giảm sự tốn kém của Nhà nƣớc, của dân; quan trọng hơn là biến đƣợc vùng đất có giá trị kinh tế thấp thành cùng đất có lợi thế kinh tế cao hơn rất nhiều.

Khi cần giải tỏa, đền bù phải áp dụng nhiều chính sách hợp lòng dân, bảo đảm công bằng, công khai. Ngƣời dân trong diện giải tỏa, đền bù đƣợc

42

hƣởng lợi ích trực tiếp từ KCN. Các hộ dân trong khu tái định cƣ đƣợc chuyển sang nhiều ngành nghề nhƣ: dịch vụ, đại lý bán hàng, sửa chữa xe máy, cho thuê nhà trọ hoặc trở thành công nhân trong KCN... nhờ đó đời sống hộ dân sau giải tỏa đƣợc nâng cao. Ban quản lý có trách nhiệm tham gia việc lựa chọn chủ dự án xây dựng hạ tầng, thẩm định quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, theo dõi kết quả xây dựng bên trong và bên ngoài KCN. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình hạ tầng ở từng KCN có tác dụng giảm thấp các chi phí xây dựng, từ đó giảm phí hạ tầng cho doanh nghiệp.

Bốn là, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. KCN thƣờng đƣợc bố trí ở những nơi tƣơng đối xa khu trung tâm thành phố và ở vùng hiệu suất đất nông nghiệp thấp nên kết cấu hạ tầng nhƣ cầu đƣờng, điện nƣớc, thông tin liên lạc... đƣợc tính trƣớc và kéo đến hàng rào KCN. Hạ tầng ngoài hàng rào KCN có sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng nên việc xây dựng đƣợc triển khai nhanh chóng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tƣ. Công ty phát triển hạ tầng KCN phải lo xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN, bao gồm đƣờng xá nội khu, mạng lƣới cấp thoát nƣớc, viễn thông, nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung, phòng cháy, chữa cháy, bệnh viện, câu lạc bộ công nhân... Ban quản lý luôn kiểm tra, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Hơn nữa, phải kiên trì cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Đây là một cơ chế phù hợp với mô hình quản lý KCN đƣợc các doanh nghiệp KCN thừa nhận. Để hoàn thiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” Ban quản lý KCN phải phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan nhƣ Công an tỉnh, Bƣu điện tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tƣ, Chi cục thuế... Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao một số quyền cho Ban quản lý các KCN giải quyết những vấn đề có liên quan đến thủ tục xây dựng và quản lý môi trƣờng. Với cơ chế giao quyền, ủy quyền và phối hợp này, các bộ phận của Ban quản lý đều công khai hóa quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết công việc.

44

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)