VI. Ngoại tệ chuyển ra
3.1.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương
Để phát huy vai trò của các KCN với sự phát triển KT - XH của địa phƣơng, đồng thời hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra cần thống nhất những quan điểm chỉ đạo sau:
Một là, phát triển KCN phải đặt trong chiến lƣợc phát triển KT - XH của tỉnh và vùng lãnh thổ, trên cơ sở “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; đẩy mạnh xây dựng các khu công nghệ cao” [11, tr.195]
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV với mục tiêu tổng quát là: tiếp tục đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ hội, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững,
79
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Đại hội đã chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch trình Chính phủ thẩm định các KCN: Phú Thái, phía Tây thành phố, Tân Trƣờng và Lai Vu. Quy hoạch thêm các KCN: Phả Lại, Cộng Hòa - Chí Linh, Nhị Chiểu - Kinh Môn và từng bƣớc xây dựng để đến năm 2020 có 21 KCN. Có cơ chế để huy động vốn đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN đã quy hoạch và xây dựng thêm một số cụm CN gắn liền với thị trấn, thị tứ. Không để quy hoạch treo và hạn chế việc phát triển các khu, cụm CN bám dọc theo đƣờng giao thông chính. Đối với các khu, cụm CN nằm sát Thành phố Hải Dƣơng chỉ thu hút các dự án có công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trƣờng.
Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong “Đề án quy hoạch KCN tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2020” của UBND có yêu cầu: Thực hiện tốt chính sách bồi thƣờng và tái định cƣ khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp theo quy định. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân bị thu hồi đất chuyển sang các hoạt động phát triển dịch vụ phục vụ khu công nghiệp và đƣợc làm việc trong các khu công nghiệp [10, tr.46].
Nhƣ vậy, việc quy hoạch xây dựng KCN phải luôn gắn với định hƣớng phát triển KT - XH. Mô hình xây dựng của nó là KCN - khu dân cƣ, dịch vụ, gắn liền xây dựng KCN với đô thị hóa, hiện đại hóa để phát triển các KCN bền vững, từ đó chuẩn bị cho các bƣớc phát triển tiếp theo. Điều đó vừa tạo cơ sở vật chất cho việc thu hút đầu tƣ, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng công nghiệp vừa thúc đẩy phát triển KT - XH.
Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật KCN gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hƣớng tiến bộ và phát triển bền vững.
Kết hợp giữa việc “lấp đầy” các KCN đã, đang và sẽ xây dựng với việc nâng cao chất lƣợng các dự án đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn. Chọn lọc, khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao, ít nguy cơ gây ô nhiễm môi
80
trƣờng, các dự án có thể khai thác đƣợc thế mạnh của địa phƣơng. Tuy vậy điều này sẽ làm cản trở tiến độ “lấp đầy” KCN. Trong thực tế khi muốn đẩy nhanh tốc độ “lấp đầy” KCN thì những dự án đầu tƣ vào KCN thƣờng không đƣợc lựa chọn kỹ. Dự án kém chất lƣợng sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao, gây ô nhiễm môi trƣờng, lãng phí nguồn lực và không phát huy đƣợc lợi thế so sánh của tỉnh nhà.
Đa dạng hóa các loại hình KCN về quy mô và loại hình cho phù hợp với từng khu vực trên cơ sở đó phát triển các KCN trên tất cả các địa bàn trong tỉnh nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng trong tỉnh, tạo mặt bằng chung về KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch và quản lý, điều hành thực hiện quy hoạch các KCN để tránh tình trạng sử dụng đất một cách tùy tiện gây thiệt hại cho nhân dân trong tỉnh.
Nâng cao tính chuyên môn hóa của các KCN, thu hút vào đó các doanh nghiệp có khả năng hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải hoặc các doanh nghiệp có đặc trƣng giống nhau về công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi ngay từ khâu xây dựng cơ sở hạ tầng phải định hƣớng cho phù hợp với dự án đầu tƣ cụ thể của các nhà đầu tƣ.
Kết hợp chặt chẽ việc phát triển KCN với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa, kết hợp chặt chẽ việc quy hoạch các KCN với việc quy hoạch khu dân cƣ, khu đô thị và các công trình phúc lợi xã hội khác phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động, đảm bảo sự đồng bộ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN. Sự phát triển mang tính đồng bộ của các KCN sẽ tạo điều kiện phát triển vững bền của chính các KCN đó và góp phần phát huy tối đa những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH của địa phƣơng và sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn quốc.
81
Tăng cƣờng công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng, đồng thời có các biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý chất thải kịp thời nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để thực hiện tốt việc này, Tỉnh ủy, UBND phải có những chính sách hỗ trợ, định hƣớng thích hợp cho việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho ngƣời lao động tại các KCN. Bên cạnh đó cần có những chính sách định hƣớng nghề nghiệp và thu nhập cho ngƣời dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN.
Ba là, phát triển KCN phải trên cơ sở ổn định sản xuất kinh doanh tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và ngƣời dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN. Việc tạo lập cơ chế chính sách, tạo cơ sở vật chất, đảm bảo trật tự an ninh trong phát triển KCN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ. Điều đó cũng có nghĩa là các KCN tạo lập môi trƣờng không gian kinh tế trong đó chứa đựng các yếu tố bảo đảm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đƣợc thuận lợi, an toàn, thông suốt và ổn định. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp thu hút nhiều nhân lực, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho ngƣời lao động, đặc biệt là những ngƣời lao động nông nghiệp trên địa bàn bị thu hồi đất để xây dựng KCN và những lao động khác đến từ các tỉnh lân cận.
Việc xây dựng KCN mang lại nhiều lợi ích nhƣng cũng gây ra thiệt hại cho không ít đối tƣợng. Để đáp ứng cho quá trình phát triển bền vững phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nƣớc - doanh nghiệp - dân cƣ đặc biệt là ngƣời dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN; đồng thời phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của ngƣời dân và của doanh nghiệp cho dù đó là doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân. Mặt khác, phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp.Vì lợi ích chung, xã hội phải huy động mọi
82
nguồn lực để huy động doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngƣợc lại, doanh nghiệp làm ăn có lãi phải đóng góp cho lợi ích xã hội thông qua chính sách thuế và các quỹ phúc lợi. Hơn nữa, diện tích đất thu hồi để xây dựng ở Hải Dƣơng chủ yếu là đất nông nghiệp. Do vậy, chính sách đền bù phải đầy đủ, công khai, minh bạch, đảm bảo cho ngƣời dân sau khi thu hồi đất có đƣợc tƣ liệu sản xuất mới, ổn định cuộc sống.
Một nghịch lý về lợi ích nảy sinh sau khi thu hồi đất là công ty đầu tƣ hạ tầng muốn thu hồi đất từ ngƣời dân với giá rẻ và “lấp đầy” KCN trong thời gian ngắn nên không quan tâm thật sự đến việc thu hút nhà đầu tƣ thuộc loại nào. Trong khi đó, nhà đầu tƣ mong muốn giá thuê công nhân rẻ, giá thuê đất hạ tầng rẻ; ngƣời nông dân có đất bị thu hồi mong muốn nhận tiền đền bù cao, làm việc trong KCN có thu nhập cao; nhà nƣớc thu đƣợc ngân sách cao, thu đƣợc nhiều dự án đầu tƣ tốt, các chỉ tiêu phát triển cao. Để giải quyết hài hòa các lợi ích đó phải hoàn thiện đồng bộ các chính sách theo nguyên tắc các bên cùng có lợi nhƣ chính sách đền bù thu hồi đất, chính sách về thu hút đầu tƣ, giải quyết việc làm...
Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển đô thị, trung tâm thƣơng mại du lịch, dịch vụ, trung tâm đào tạo, khu vui chơi, giải trí. Phát triển KCN phải tạo điều kiện để phát triển làng nghề thu hút các Cụm công nghiệp, các làng nghề trở thành vệ tinh của mình. Thực hiện kết nối giữa các KCN với các cụm công nghiệp làng nghề thông qua kết nối hạ tầng KCN với hạ tầng các tuyến giao thông từ tỉnh đến xã thôn. Các KCN là nơi tiếp nhận các dịch vụ gia công sản phẩm, lao động từ Cụm công nghiệp và làng nghề, chuyển giao, hỗ trợ CNN và làng nghề để mở rộng sản xuất, nâng cao thƣơng hiệu doanh nghiệp và thƣơng hiệu sản phẩm. Điều đó góp phần phát huy đƣợc thế mạnh của địa phƣơng đồng thời đảm bảo cho các làng nghề tồn tại và phát triển bền vững.
83