Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và chủ trương phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 49)

khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

Hải Dƣơng là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hƣng Yên. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trục đƣờng quốc gia quan trọng chạy qua. Thành phố Hải Dƣơng - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục quốc lộ 5, cách thủ đô Hà Nội về phía Tây, cách thành phố cảng Hải Phòng về phía Đông.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị trí có nhiều hƣớng tác động mang tính liên vùng, Hải Dƣơng có vai trò làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long, cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nƣớc. Do vậy, Hải Dƣơng vừa có cơ hội tạo động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh.

Tỉnh Hải Dƣơng đƣợc chia làm hai vùng chính, vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Vùng này chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã có độ cao trung bình 3-4m so với mực nƣớc biển, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lƣơng thực, thực phẩm, cây ngắn ngày và xây dựng các cơ sở công nghiệp. Hải

45

Dƣơng có hệ thống sông ngòi dầy đặc, diện tích khoảng 10.994 ha, chiếm 6,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Có các sông lớn nhƣ Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Lai Vu… Ngoài ra còn hệ thống thuỷ nông Bắc - Hƣng - Hải. Hệ thống sông ngòi của tỉnh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển vận tải đƣờng thuỷ: vận tải hàng hoá từ các tỉnh phía Bắc lƣu thông với đƣờng biển.

Dân số trung bình tỉnh Hải Dƣơng là 1.711,5 ngàn ngƣời, tỷ suất tăng dân số tự nhiên 9,96% phân bổ ở nông thôn tỷ lệ khá cao 84,4%. Dân số thành thị tuy hàng năm có tăng nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ thấp 15,6%. Tuy vậy, tỷ trọng dân số thành thị của Hải Dƣơng vẫn cao hơn các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hải Dƣơng là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, năm 2009 dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62% tổng dân số. Với 62% số dân trong độ tuổi lao động, Hải Dƣơng có 1.063,8 ngàn ngƣời trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc ở các ngành là 962.836 ngƣời, trong đó một số ngành chủ yếu nhƣ: nông, lâm, thuỷ sản 697.490 ngƣời (chiếm 70,6%); công nghiệp 126.273 ngƣời (chiếm 13,1%); dịch vụ 157.109 ngƣời (chiếm 16,3%). Lao động làm việc trong ngành công nghiệp hàng năm đang có xu hƣớng tăng khá, nếu tính cả lao động làm việc thời vụ thì lao động công nghiệp là 140.000 ngƣời… [5, tr.32]. Nguồn lao động trong tỉnh dồi dào nhƣng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (khoảng 25%), năng suất lao động chƣa cao. Lao động có tay nghề, có kỹ năng giỏi, cán bộ có trình độ đại học, nhất là cán bộ quản lý công nghiệp còn ít.

Tổng diện tích đất hành chính tỉnh Hải Dƣơng là 165.185 ha, chia ra: Đất nông nghiệp: 109.316 ha bằng 6,2% tổng diện tích hành chính, và đang giảm dần. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 91.915 ha, chiếm 55,6% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp 8.859 ha bằng 5,4% tổng diện tích. Đất nuôi trồng thủy sản là 8.542 ha, chiếm 5,2% diện tích.

46

Đất phi nông nghiệp: 55.084 ha, chiếm 33,3%. Trong đó, đất chuyên dùng 28.278 ha bằng 17,1% tổng diện tích đất hành chính. Loại đất này đang có xu hƣớng tăng nhanh do việc phát triển khu cụm CN, các công trình kết cấu hạ tầng. Đất ở 13.776 ha bằng 8,3% tổng diện tích đất hành chính, trong đó đất ở đô thị là 1.633 ha, đất ở nông thôn là 12.143 ha.

Đất chƣa sử dụng: 785 ha, bằng 0,5% tổng diện tích hành chính. Khả năng quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Hải Dƣơng còn nhiều, có thể đáp ứng cho việc sản xuất công nghiệp.

Nguồn nƣớc mặt ở Hải Dƣơng khá phong phú trong hệ thống sông ngòi lớn nhỏ, đầm và kênh mƣơng, phân bố khắp trên địa bàn có thể phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt tƣơng đối tốt. Nguồn nƣớc ngầm với trữ lƣợng nƣớc khá dồi dào. Lƣợng nƣớc ngầm tại các giếng khoan đạt từ 30-50 m3/ngày đêm. Nguồn nƣớc này nằm chủ yếu trong tầng chứa lỗ hổng Pleitôxen, hàm lƣợng Cl<200mg/l. Vùng có khả năng khai thác nƣớc ngầm phục vụ sinh hoạt chỉ chiếm 25% diện tích. Tầng khai thác chủ yếu nằm ở độ sâu trung bình từ 40- 120m, ở phía Bắc tỉnh có thể khai thác tốt cho nhu cầu nƣớc sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện một số tầng nƣớc ngầm có độ sâu 250-350 m, nhiều nơi trong tỉnh nguồn nƣớc ngầm có chất lƣợng tốt, trữ lƣợng lớn, là tiềm năng cung cấp ổn định cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [7, tr.32].

Rừng của Hải Dƣơng không chỉ chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên, rừng bị tàn phá, các loại gỗ quý nhƣ lim, xanh, sến, táu... có nguy cơ bị diệt chủng. Trong mấy năm gần đây rừng đang từng bƣớc đƣợc khôi phục nhƣng còn rất hạn chế.

Hải Dƣơng có tiềm năng về các mỏ khoáng sản phi kim loại, với một số loại khoáng sản chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh đã đƣợc đánh giá bao gồm: đá vôi xi măng, sét làm gạch ngói, bau-xit, nguyên liệu gốm sứ (cao lanh, fenspat...), phốt pho hang động, than đá, than bùn, cát kết dạng quắc zit... Trong đó 4 loại quan trọng nhất làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây

47

dựng, nguyên liệu gốm sứ, bau-xit và than bùn, than đá. Khoáng sản của Hải Dƣơng tƣơng đối phong phú về chủng loại, nhƣng phần lớn thuộc loại mỏ nhỏ, ít điểm quặng, chỉ có một số mỏ đƣợc xếp loại khá nhƣ đá vôi xi măng, puzolan, sét chịu lửa, sét gạch ngói, than...(xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Một số khoáng sản chủ yếu của tỉnh Hải Dƣơng

Đơn vị tính: Triệu tấn

Loại khoáng sản Trữ lƣợng Đã khai thác Ƣớc trữ lƣợng còn đến năm 2005

1- Đá vôi xi măng 200 60 140 2- Đá sét 25 4,5 21,5 3- Đá silic 1,3 1,1 0,2 4- Sét chịu lửa, sét trắng 8 3 5 5- Cao lanh 0,32 0,15 0,17 6- Than đá 62 5,3 56,7 7- Bau-xít 0,13 0,08 0,05

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2020.

2.2.1.2. Chủ trương phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Trƣớc khi tái lập, Hải Dƣơng là tỉnh nông nghiệp. Nền kinh tế của tỉnh trong tình trạng kém phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn đầu tƣ thiếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp.

Tuy nhiên, với những nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Hải Dƣơng đã tập trung khắc phục những khó khăn, giải quyết những vụ trọng tâm trƣớc mắt. Đến nay, tình hình KT - XH của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Nhằm phát triển công nghiệp, Hải Dƣơng sớm có chủ trƣơng quy hoạch phát triển các vùng công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các KCN tập trung quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính phủ. Năm 2001, UBND tỉnh phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn

48

2001-2010” và phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh giai đoạn 2001-2005” đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực hiện đề án.

Sau khi thành lập, Ban quản lý KCN đã tham mƣu cho tỉnh khẩn trƣơng lập quy hoạch trình Chính phủ và các bộ ngành trung ƣơng cho phép đƣợc bổ sung các KCN có điều kiện phát triển vào KCN trong cả nƣớc. Năm 2002, Thủ tƣớng chính phủ đã có văn bản đồng ý cho Hải Dƣơng bổ sung quy hoạch 4 KCN vào quy hoạch tổng thể phát triển các KCN của cả nƣớc bao gồm: KCN Tứ Minh - Lai Cách (KCN Đại An), KCN Phúc Điền, KCN Phú Thái, KCN Việt Hòa.

Ngày 17/7/2002, UBND tỉnh ra Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ban hành quy định về ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã quy định các ƣu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất, ƣu đãi về thuế thu nhập, ƣu đãi về vay vốn, về đầu tƣ các công trình hạ tầng KCN, về thủ tục hành chính. Ngày 3/4/2003 UBND tỉnh lại có quyết định số 920/2003/QĐUB ban hành quy định về ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh cùng với những nội dung ƣu đãi nhƣ trên.

Trƣớc sự xuất hiện nhiều nhân tố mới về KT - XH, có những nhân tố thuận lợi, nhƣng cũng có những thách thức, đòi hỏi tỉnh phải cơ cấu lại ngành công nghiệp, rà soát, điều chỉnh một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2010, tổng hợp, phân tích tiềm năng, các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dƣơng trong tƣơng lai. Đến năm 2020 cũng là mốc thời gian để tạo dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đƣa Hải Dƣơng trở thành một tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển. UBND tỉnh rà soát lại quy họach phát triển các KCN cũ, xây dựng quy hoạch phát triển đến năm 2020. Dự án “Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đến năm 2010, 2015 và định hƣớng đến năm 2020” đƣợc xây dựng kế thừa và phát huy những kết quả của Quy hoạch cũ và những nội dung cơ bản của “Chƣơng trình phát triển công nghiệp Hải Dƣơng nhanh và bền vững, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

49

nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2006 - 2010” và có định hƣớng giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển KT - XH chung của cả nƣớc và của tỉnh.

Trên cơ sở mục tiêu tăng trƣởng công nghiệp trên địa bàn của từng giai đoạn, điều kiện phát triển KT - XH của các vùng, vị trí địa lý, khả năng thu hút đầu tƣ, dự kiến bổ sung quy hoạch đầu tƣ xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và 2020 nhƣ sau (xem bảng 2.2.)

Bảng 2.2: Các khu công nghiệp phát triển giai đoạn 2010 - 2020

Đơn vị: ha

TT Tên khu công nghiệp

Diện tích đất KCN đã đƣợc thành lập Diện tích quy hoạch đến năm 2010 Diện tích quy hoạch đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 Tổng diện tích A. KCN đã thành lập 1 KCN Đại An 603,82 - - 603,82 2 KCN Nam Sách 63,93 - - 63,93 3 KCN Phúc Điền 87,00 250 - 87,00 4 KCN Tân Trƣờng 199,30 200 - 199,30

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 49)