với các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nội dung của công tác quy hoạch KCN là phải luận chứng rõ ràng mục tiêu phát triển các KCN, tiến độ thời gian thực hiện mục tiêu đó và sự phân bố các KCN theo vùng, lãnh thổ... Nếu việc quy hoạch KCN có chất lƣợng và ổn định, thì quá trình phát triển sẽ cho phép tập trung nguồn lực theo những hƣớng ƣu tiên, tránh đầu tƣ dàn trải, tràn lan gây ra tình trạng mất cân bằng cung cầu và lãng phí nguồn lực. Hơn nữa, quy hoạch theo lãnh thổ tốt sẽ cho phép đáp ứng đƣợc các yêu cầu lâu dài đồng bộ, đồng thời góp phần phân bố hợp lý lực lƣợng sản xuất theo lãnh thổ. Công tác quy hoạch là vấn đề vô cùng quan trọng và phức tạp. Để quy hoạch đáp ứng đƣợc các yêu cầu của quá trình phát triển cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố mà trƣớc hết là nhu cầu thị trƣờng. Việc quy họach các KCN cần phải dựa trên khả năng thu hút vốn đầu tƣ bởi lẽ các nhà đầu tƣ chính là các khách hàng tiềm năng của KCN. Khi đánh giá nhu cầu đầu tƣ cần phải xem xét đầy đủ các khía cạnh nhƣ khả năng thanh toán của khách hàng, mức giá dự kiến, các yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ.
Bên cạnh đó, quy hoạch các KCN phải đảm bảo tính đồng bộ. Quy hoạch xây dựng các KCN phải gắn liền với quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ hạ tầng xã hội, phát triển các khu đô thị nhằm đảm bảo ổn định cho ngƣời lao động làm việc trong các KCN. Mặt khác, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phân bố về không gian và quy hoạch về sử dụng đất. Việc kết hợp này phải đƣợc thể hiện một cách chi tiết trình tự ƣu tiên phân bố các KCN ở những khu vực có
26
chất lƣợng đất ít phù hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp nhất là những vùng có mật độ dân cƣ thƣa nhằm đảm bảo mục tiêu tiết kiệm đất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực đối với đồi sống ngƣời dân bị thu hồi đất.