VI. Ngoại tệ chuyển ra
3.1.1. Dự báo phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm
năm 2020
Chiến lƣợc phát triển KT - XH của cả nƣớc giai đoạn 2011-2010 đƣợc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng”. [11, tr.113].
Từ năm 2005, tỉnh Hải Dƣơng đã xây dựng và ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006-2020”, trong đó chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và định hƣớng để phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian tới.
Về quan điểm: 1) Tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực, trƣớc hết là nguồn nhân lực, khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên và xã hội. Xây dựng nền kinh tế có công nghệ kinh tế hiện đại, cơ cấu hợp lý năng lực sản xuất có sức cạnh tranh cao; phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô giá trị ngày càng lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập; 2) Phát huy vai trò của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đi đầu trong một số lĩnh vực then chốt,
77
đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tƣ có trọng điểm vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chất lƣợng cao, tạo bƣớc đột phá tiếp theo. Phát triển hệ thống đô thị, khu dân cƣ nông thôn theo hƣớng hiện đại; 3) Phát triển theo hƣớng bền vững: kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội (đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái). Gắn hiệu quả trƣớc mắt với phát triển lâu dài, đảm bảo phát triển hài hoà giữa thành thị và nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa các vùng, các huyện trong tỉnh.
Về mục tiêu tổng quát, phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc trong hơn 25 năm đổi mới, nâng cao rõ rệt đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong tỉnh, xây dựng cơ sở vật chất KT-XH. Phát huy nguồn lực con ngƣời, tiềm năng văn hoá truyền thống, năng lực khoa học và công nghệ, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong cũng nhƣ ngoài đồng bằng sông Hồng. Xây dựng các huyện trong tỉnh trở thành các điểm hấp dẫn về đầu tƣ và du lịch. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có thƣơng hiệu nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc trên cơ sở khai thác tối đa và hợp lý các thế mạnh của tỉnh.
Xây dựng Hải Dƣơng trở thành tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Từng bƣớc xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, hình thành hệ thống đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển kinh tế và thu hút thúc đẩy phát triển lan toả về mọi mặt đời sống xã hội trên toàn tỉnh. Đến năm 2020, Hải Dƣơng trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nền văn hoá tiên tiến.
78
Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu khu vực kinh tế Tốc độ tăng trƣởng GDP (%)
2011- 2015 2016 - 2020
Tổng sản phẩm (GDP) 12 13
1. Nông, lâm ngƣ nghiệp 3,0 3,3 2. Công nghiệp - Xây dựng 14,5 15
+ Trong đó, công nghiệp 15,5 14,5 - 15
3. Dịch vụ 12 13
Cơ cấu kinh tế (%) (giá hiện hành)
Tổng sản phẩm (GDP) 100 100
1. Nông, lâm ngƣ nghiệp 15 14 2. Công nghiệp - xây dựng 49 49
+ Trong đó, công nghiệp 39 40
3. Dịch vụ 36 37
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020.