Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm vừa khuyến khích đầu tư, vừa đảm bảo an sinh xã hội ở các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 98 - 101)

- Chủ động kêu gọi dự án đầu tư

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm vừa khuyến khích đầu tư, vừa đảm bảo an sinh xã hội ở các khu công nghiệp

vừa đảm bảo an sinh xã hội ở các khu công nghiệp

Cơ chế thông thoáng, chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho việc đầu tƣ phát triển KCN. Để làm đƣợc điều đó cần chú ý:

Trước hết, phải cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tƣ vào KCN. Thủ tục hành chính nhanh chóng, đơn giản là điều tất cả các nhà đầu tƣ đều mong muốn. Nếu thủ tục hành chính rƣờm rà sẽ mất nhiều thời

94

gian và làm mất đi cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tƣ, trở thành rào cản đối với việc thu hút đầu tƣ. Do vậy, cần thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” để các thủ tục hành chính đƣợc đơn giản hoá đến mức tối thiểu đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tƣ. Theo thông báo của Văn phìng Chính phủ số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 và số 22/TB ngày 4/2/1993 đã mở đầu cho việc hình thành một cơ chế quản lý mới. đó là cơ chế uỷ quyền để Ban quản lý các KCN giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tƣ và các lĩnh vực quản lý khác.

Giao cho Ban quản lý dự án KCN làm đầu mối giúp UBND tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện và quản lý nhà nƣớc về quy hoạch hệ thống KCN đã đƣợc phê duyệt trên địa bàn thành phố về quỹ đất, về tổ chức triển khai các KCN, về xây dựng hạ tầng đồng bộ ngoài KCN…

Hoàn thiện bộ máy hành chính để loại bỏ sự chồng chéo. Cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị, cơ quan. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, xây dựng cơ sủ dữ liệu chuyên ngành, nghiên cứu thực hiện các dịch vụ “hành chính công”. Hình thành quỹ đầu tƣ xúc tiến của tỉnh để tham gia vào các chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ trên cơ sở vốn ngân sách và huy động vốn đóng góp của doanh nghiệp.

Hai là, hoàn thiện khung pháp lý. Cần rà soát các văn bản pháp lý có liên quan đến KCN. Kiểm tra lại toàn bộ chính sách liên quan đến thu hút đầu tƣ sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra những nội dung không còn phù hợp để đề xuất Chính phủ xem xét, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chính sách ƣu đãi phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ. Thiết lập chính sách một giá không phân biệt nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhà đầu tƣ ngoài tỉnh hay nhà đầu tƣ địa phƣơng trong các ƣu đãi về thuế, thuế thu nhập cá nhân, thuế đất, phí sử dụng hạ tầng, thuê nhà…

Mặt khác, KCN đƣợc xem là một mô hình kinh tế đặc thù, nhƣng hiện nay lại chịu sự điều tiết chung bởi các Luật khác nhau: Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

95

Do vậy, phải có sự kết hợp trong việc xây dựng và ban hành các quy định đối với sự hoạt động của các KCN. Cần xây dựng một quy trình rõ ràng về sự phối hợp giữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào.

Ba là, tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn thông qua việc tạo sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp, không thiên vị một doanh nghiệp nào. Hỗ trợ kịp thời với những khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp coi khó khăn của nhà đầu tƣ, dù là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ khó khăn của chính mình. Xử lý nghiêm khắc những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh nhƣ vấn đề lừa đảo, vi phạm các cam kết, vấn đề môi trƣờng… để tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tƣ.

Bốn là, cần có những quy định hợp lý nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng trong việc cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời đƣợc vay vốn. Chẳng hạn nhƣ có thể cho các doanh nghiệp di dời vào KCN sử dụng nhà xƣởng mới xây dựng (chƣa có giấy chứng nhận hoàn công) trong KCN đem thế chấp để vay vốn ngân hàng, vì hiện nay muốn sử dụng tài sản này thế chấp để vay vốn thì doanh nghiệp phải làm xong thủ tục hoàn công mới đƣợc giải ngân, mà thời gian để tiến hành thủ tục hoàn công diễn ra khá lâu.

Năm là, các khu vực có KCN cần đƣợc hƣởng chính sách: có tỷ lệ để lại nguồn thu từ KCN cho địa phƣơng để giải quyết hạ tầng ngoài KCN và những vấn đề xã hội phát sinh từ KCN nhƣ về đào tạo nhân lực, về y tế, về lao động nhập cƣ… Đối với việc vay vốn nƣớc ngoài thì Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh cần phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tƣ trình Chính phủ xem xét xác định tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp căn cứ vào vốn pháp định và hạn mức vay trung dài hạn nƣớc ngoài theo chỉ tiêu doanh số cho vay, nhằm tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc vay và trả nợ vay nƣớc ngoài phục vụ cho các nhu cầu vốn mà không phải điều chỉnh giấy phép đầu tƣ, đặc biệt là ƣu tiên cho những trƣờng hợp cần thiết, khấu hao trả nợ nhanh, trƣớc hạn để đổi mới công nghệ. Đối với việc vay vốn trong nƣớc, Ngân hàng nhà nƣớc

96

tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý KCN hƣớng dẫn cho các công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng vay vốn xây dựng nhà xƣởng theo nhu cầu của doanh nghiệp di dời, theo phƣơng thức cho thuê, mua trả chậm. Cách làm này vừa đáp ứng đƣợc các điều kiện cho vay của ngân hàng, vừa giúp ngân hàng dễ theo dõi giám sát, vừa hỗ trợ vốn cho các công ty xây dựng và gián tiếp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp di dời. Ban quản lý cần cung cấp các thông tin về thời gian cấp giấy chứng nhận hoàn công cho ngân hàng để ngân hàng có thể tiến hành giải ngân nhanh cho các doanh nghiệp cần vốn vay.

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)