- Chủ động kêu gọi dự án đầu tư
3.2.6. Tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi trường trong các khu công nghiệp
đề môi trường trong các khu công nghiệp
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, UBND tỉnh cần quy định rõ quyền hạn của Ban quản lý KCN về quản lý và xử lý các vi phạm về môi trƣờng trong KCN để làm giảm bớt sự quá tải về công việc của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
Tăng cƣờng đầu tƣ và trợ giúp cho chủ đầu tƣ trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và những công trình xử lý chất thải của nhà máy, xí nghiệp thuộc KCN bởi việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải hết sức tốn kém và không thuộc mong muốn của các nhà đầu tƣ. Cần có chính sách ƣu đãi cho hoạt động môi trƣờng để trang bị những thiết bị chuyên dùng giám sát môi trƣờng nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc xử lý môi trƣờng cục bộ tại các xí nghiệp và thực hiện chủ trƣơng “ai gây ô nhiễm, ngƣời đó phải chi trả”. Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các KCN theo đúng quy hoạch, ngăn chặn triệt để ngay từ đầu không để khu dân cƣ nằm xen lẫn với các nhà máy công nghiệp, cần chọn lọc và kiên quyết từ chối đầu tƣ đối với các dự án sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng. Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý môi trƣờng để đảm bảo năng lực thực thi nhiệm vụ. Đồng thời chú trọng việc xây dựng hệ thống quan chắc chất lƣợng môi trƣờng.
97
Chú ý công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng đối với ngƣời lao động trong các KCN.
Các cơ quan chức năng đặc biệt là Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh cần khẩn trƣơng đánh giá tác động về môi trƣờng của từng đơn vị sản xuất cụ thể. Lập “danh sách đen” các doanh nghiệp có mức độ ô nhiễm vƣợt tiêu chuẩn môi trƣờng nghiêm trọng, cần có chế tài cụ thể và nghiêm khắc thậm chí quyết định đình chỉ sản xuất.
Tóm lại, KCN là mô hình phát triển kinh tế có vai trò to lớn trong sự phát triển KT - XH của tỉnh Hải Dƣơng. Phƣơng hƣớng và giải pháp quan trọng thúc đẩy các KCN hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh là tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch, hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao tính hấp dẫn của nó với các nhà đầu tƣ, chủ động kêu gọi đầu tƣ, hoàn thiện cơ chế chính sách đền bù, giải toả cho ngƣời dân có đất bị thu hồi và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN. Điều đó sẽ góp phần đẩy nhanh hơn nữa quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung và Hải Dƣơng nói riêng.
98
KẾT LUẬN
KCN là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp tuy đƣợc hình thành sau những năm 50 của thế kỷ XX nhƣng đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới xây dựng. Đối với Việt Nam, mô hình KCN đƣợc chính thức xây dựng từ năm 1991 trở lại đây. Việc xây dựng và phát triển KCN là một chủ trƣơng đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.
Đối với Hải Dƣơng, xây dựng và phát triển KCN là một tất yếu khách quan. Các KCN trên địa bàn tỉnh đã có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tăng cƣờng xuất khẩu hàng hóa của địa phƣơng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và tiến bộ. Tuy vậy, quá trình phát triển KCN cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế và bất cập. Việc quy hoạch các KCN thiếu tính đồng bộ, không khoa học, nóng vội dẫn đến một diện tích lớn đất nông nghiệp bị mất đi để xây dựng KCN. Phát triển các KCN còn mang nặng tính tự phát, chạy theo phong trào. Bộ máy tổ chức, quản lý còn chậm đổi mới, kém hiệu lực. Việc giải tỏa và đền bù đất thu hồi không minh bạch dẫn đến tình trạng khiếu kiện của ngƣời dân mất đất ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, lòng tin của ngƣời dân vào chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc giảm sút. Môi trƣờng ô nhiễm làm ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời lao động trong các KCN và ngƣời dân sống xung quanh. Các dự án vào KCN chƣa đƣợc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ nên trong quá trình triển khai còn nhiều vƣớng mắc làm lãng phí nguồn lực...
Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở Hải Dƣơng với sự phát triển KT-XH, tác giả luận văn đề xuất những phƣơng hƣớng và nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế những tiêu cực xảy ra của các KCN, bao gồm các nội dung sau: phát triển các KCN phải đặt trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh và vùng lãnh thổ; nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng kỹ thuật KCN gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hƣớng tiến bộ và phát triển bền vững; phát
99
triển KCN phải trên cơ sở ổn định sản xuất kinh doanh tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động, giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và ngƣời dân bị thu hồi đất để xây dựng KCN.
Để thực hiện các giải pháp mà luận văn đã đề xuất, tác giả có một số giải pháp nhƣ sau: Một là, hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các KCN. Hai là, chủ động kêu gọi dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp, nâng cao chất lƣợng đánh giá và thẩm định các dự án KCN. Ba là, giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của ngƣời có đất bị thu hồi để phát triển KCN. Bốn là, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN. Năm là, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm vừa khuyến khích đầu tƣ, vừa đảm bảo an sinh xã hội ở các KCN. Sáu là, tăng cƣờng hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi trƣờng trong các khu công nghiệp.
Mặc dù tác giả đã cố gắng tập trung nghiên cứu song do năng lực và thời gian có hạn nên không thể tránh đƣợc những sai sót và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Học viên rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những ai quan tâm tới đề tài này, để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
100