Những đảm bảo về phát triển bền vững các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 31)

1.2.3.1. Bền vững về kinh tế

Phát triển bền vững khu công nghiệp về kinh tế là quá trình phát triển công nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn của công nghiệp, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

27

Tăng trƣởng cao, liên tục và dài hạn của KCN chỉ có thể thực hiện đƣợc khi KCN đạt đƣợc hiệu quả kinh tế và có năng lực cạnh tranh cao. Hiệu quả sản xuất của KCN thể hiện ở phƣơng thức tăng trƣởng phải chủ yếu dựa vào hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực và đƣợc thể hiện qua năng suất tổng hợp các nhân tố TFP (Total Factor Produtivity). Do vậy các nội dung của phát triển bền vững KCN về kinh tế phải tập trung vào các giải pháp, vừa huy động đƣợc các lợi thế sẵn có của nguồn lực và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng ngày càng tiến bộ và hiệu quả hơn.

Thứ nhất, huy động các nguồn lực sẵn có vào phát triển KCN.

Cần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nƣớc vào phát triển KCN. Muốn vậy, phải tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các chủ thể tham gia phát triển KCN, cụ thể là:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban , ngành quan tâm và tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc của các KCN.

- Ổn định kinh tế vĩ mô

- Phát triển đồng bộ các thị trƣờng quan trọng nhằm phát triển KCN nhƣ: thị trƣờng KH&CN, thị trƣờng sức lao động, thị trƣờng tài chính…

Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động và tài nguyên. Để thực hiện nội dung này cần phải có các giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất ở các KCN, bao gồm một số giải pháp cơ bản sau:

- Cung cấp thông tin thị trƣờng công nghệ và phát triển các dịch vụ tƣ vấn công nghệ trong các KCN

- Hỗ trợ KCN đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững KCN

Thứ ba, phát triển KCN phải thực sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Cơ cấu KCN bền vững đƣợc thể hiện ở cơ cấu đa dạng nhƣng thống nhất, có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau nhằm khai thác đƣợc tiềm năng và lợi

28

thế của Địa phƣơng để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Nghĩa là, cơ cấu KCN hiện đại là sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lƣợng cao và độ chế biến sâu, đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu phát triển có năng lực trở thành động lực chính của tăng trƣởng. Đối với Hải Dƣơng, nội dung này thể hiện ở các KCN có tác dụng cho các ngành khác cùng phát triển đặc biệt là ngành nông nghiệp (tiêu thụ nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp). Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu KCN phải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp và dịch vụ theo hƣớng CNH, HĐH.

1.2.3.2. Bền vững về xã hội

Phát triển bền vững KCN về xã hội là sự phát triển của KCN gắn liền với giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, giảm khoảng cách thu nhập và trình độ phát triển giữa các vùng miền và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân trong quá trình CNH, HĐH.

Với đặc trƣng của mô hình sản xuất quy mô lớn, mức độ tập trung và trình độ chuyên môn hoá cao, KCN hoàn toàn có khả năng đáp ứng đƣợc đòi hỏi trên. Tuy nhiên, đi liền với lợi thế đó, phát triển KCN ở Việt Nam đã và đang lấy đi một diện tích đất canh tác không nhỏ. Thực trạng trên đã dẫn đến một bộ phận lớn dân cƣ ở nông thôn rơi vào tình trạng không có việc làm. Nhờ áp dụng hệ thống máy móc và những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp làm cho năng suất lao động tăng lên, thu nhập của ngƣời lao động kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng cao hơn. Tuy vậy, sự thay thế lao động bằng máy móc khiến cho việc làm ở khu vực nông thôn giảm xuống. Vì thế, lực lƣợng lao động nông nghiệp của nƣớc ta nói chung, của tỉnh Hải Duơng nói riêng đang ở tình trạng dƣ thừa tuyệt đối, chứ không đơn thuần là dƣ thừa lúc “nông nhàn”. Trong bối cảnh nhƣ vậy, phát triển công nghiệp bền vững là sự cần thiết phải đặt mục tiêu thu hút lao động, đặc biệt là lao động dôi dƣ trong nông nghiệp bởi vì điều đó vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động cho tăng trƣởng, vừa góp phần giải quyết vấn đề xã hội cấp bách là tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và tích cực tham gia vào xoá đói giảm nghèo.

29

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của KCN ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhờ đó việc phân bổ các KCN có thể thực hiện đƣợc ở những địa điểm ít thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Đây chính là lợi thế mà nhờ đó phát triển KCN có khả năng làm giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập và phát triển các vùng, miền.

Trong những năm qua, các KCN ở Việt Nam thƣờng tập trung phát triển trên những địa bàn có vị trí địa lý, khả năng cung ứng các nguồn lực và hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, những địa bàn nói trên thƣờng là các đô thị. Hệ quả tất yếu là tạo ra sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế, cũng nhƣ chênh lệch thu nhập giữa các vùng, chủ yếu là chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Phát triển KCN nhƣ vậy xét về lâu dài vừa không bền vững về kinh tế, vừa không bền vững về xã hội, bởi lẽ, những đô thị tập trung vừa đắt đỏ tốn kém, vừa quá tải trong các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa ngƣời dân thiếu việc làm, thu nhập thấp, không đƣợc thụ hƣởng các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng… nghĩa là ngày càng bị cách biệt lớn cả về điều kiện, cũng nhƣ sự hƣởng thụ thành quả của phát triển.

Mặt khác, KCN phát triển đồng thời phải không làm tổn thất đến sản xuất nông nghiệp và lợi ích của ngƣời nông dân. Do đó, KCN không thể coi là phát triển bền vững nếu trong quá trình phát triển KCN không những không tạo ra đƣợc những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, mà còn gây ra những xung đột đối với lĩnh vực này. Đó là thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng quy mô lớn đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ cho KCN, trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp vừa xuống cấp vừa lỗi thời; những vùng đất nông nghiệp màu mỡ bị lấy không thƣơng tiếc cho phát triển KCN và những ngƣời nông dân canh tác trên những mảnh ruộng đó đƣợc “đền bù” với giá rẻ mạt để rồi sau đó họ làm gì để kiếm sống cũng không ai quan tâm. KCN đƣợc xây dựng ra đến đâu, ô nhiễm lan ra đến đó và tất cả lại là ngƣời nông dân phải hứng chịu.

30

1.2.3.3. Bền vững về môi trường

Phát triển bền vững KCN về môi trường là sự phát triển của KCN vừa đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm được các yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh trong quá trình phát triển KCN.

Để thực hiện phát triển bền vững về môi trƣờng cần tập trung vào những nội dung sau đây:

Một là, khai thác sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất.

Khu công nghiệp là nơi khai thác và chế biến tài nguyên, nếu sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất công nghiệp mà còn làm hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên và giảm chất thải ra môi trƣờng. Điều này liên quan trƣớc hết đến lựa chọn các ngành công nghiệp chuyên môn hoá. Nếu nhƣ các ngành công nghiệp khai mỏ chỉ dừng ở đẩy mạnh khai thác để xuất khẩu dầu thô, hay các ngành công nghiệp chế biến dừng lại quá lâu ở chế biến thô hoặc gia công ở những công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng thấp thì hậu quả sẽ là khó mà duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong dài hạn. Trong khi đó, hậu quả của cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trƣờng lại diễn ra nhanh chóng.

Hai là, sản xuất ở các khu công nghiệp phải đáp ứng giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trƣờng từ các chất thải công nghiệp, kiểm soát đƣợc ô nhiễm cũng nhƣ đảm bảo không làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển KCN thân thiện với môi trƣờng, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất sạch. Dù đã lựa chọn các ngành công nghiệp và công nghệ sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thì việc phát thải trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp vẫn là điều không thể tránh khỏi. Để phát triển khu công nghiệp bền vững và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phát triển công nghiệp cần phải lƣu ý về mặt công nghệ, không chỉ là công nghệ tiết kiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp để phát thải ra môi trƣờng, mà còn là công nghệ “thân thiện” với môi trường, nghĩa là

31

không chỉ tiết kiệm tài nguyên để giảm phát thải, mà còn phải đảm bảo giảm các yếu tố độc hại của chất thải trong quá trình sản xuất và trong quá trình sử dụng các sản phẩm công nghiệp, cũng nhƣ khả năng tái chế chúng.

Khi quy hoạch các KCN, CCN phải tính đến xử lý chất thải ra môi trƣờng (đặc biệt là môi trƣờng nƣớc) ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của vùng xung quanh KCN, CCN.

Hơn nữa, cần phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn để đáp ứng cho yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp.

Ba là, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, đồng thời cần duy trì hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, ngăn chặn và phòng ngừa những tác động tiêu cực tới môi trƣờng do phát triển công nghiệp gây ra. Để kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng trong phát triển KCN, hiện nay thƣờng sử dụng Tiêu chuẩn môi trƣờng và Đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM). Tiêu chuẩn môi trƣờng là bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Nó đƣợc xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tác động của các chất độc hại và yếu tố an toàn đối với sinh vật, con ngƣời trong môi trƣờng xung quanh. Trên cơ sở Tiêu chuẩn môi trƣờng, phải thƣờng xuyên đánh giá, giám sát chặt chẽ mức độ và tác động các chất phát thải của các cơ sở công nghiệp. Công việc này đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: trƣớc khi dự án đi vào hoạt động phải thực hiện Đánh giá tác động môi trƣờng (trong thời gian thẩm định dự án) và sau khi dự án đi vào hoạt động là giám sát môi trƣờng.

Từ những phân tích ở trên có thể đƣa ra những chỉ tiêu phát triển bền vững KCN về môi trƣờng nhƣ sau:

- Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản xuất công nghiệp. - Mức tổn thất trong các hoạt động khai thác tài nguyên.

- Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp.

- Số lƣợng các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.

32

- Số lƣợng các KCN và doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải và công nghiệp tái chế.

- Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trƣờng ở các khu vực. - Hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

Nhƣ vậy, việc tách phát triển bền vững KCN về kinh tế - xã hội - môi trƣờng chỉ là tƣơng đối. Trên thực tế có nhiều yếu tố của phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trƣờng lồng ghép nhau. Phát triển bền vững KCN về xã hội môi trƣờng định ra những yêu cầu phải tính đến trong xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch (ngành và vùng), kế hoạch và các chính sách kinh tế trong phát triển công nghiệp. Ngƣợc lại, không có phát triển bền vững công nghiệp về kinh tế thì không thể có điều kiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và môi trƣờng đặt ra.

Một phần của tài liệu Tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương (Trang 31)