Các điều kiện vệ sinh thú y, hệ thống xử lý chất thải và chiếu sáng.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ lợn tập trung thuộc quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

- Các chỉ tiêu ký sinh trùng

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.4 Các điều kiện vệ sinh thú y, hệ thống xử lý chất thải và chiếu sáng.

Theo tiêu chuẩn quy định đối với mỗi cơ sở giết mổ lợn phải có khu sạch và khu bẩn riêng biệt, khu bẩn được thiết kế từ khâu nhập gia súc, khu chuồng nuôi nhốt chờ giết mổ, khu tháo tiết, cạo lông và khu mổ lấy phủ tạng, làm lòng; khu sạch từ khâu rửa thân thịt đến khu pha lóc, chế biến thành phẩm và khu kho xuất hàng. Quá trình giết mổ lợn, nước, không khí, chất bẩn và thịt phải được tuân thủ lưu chuyển theo nguyên tắc từ sạch đến bẩn, hai khu sạch và khu bẩn phải cách biệt nhau và công nhân không được tùy tiện đi từ khu bẩn đi sang khu sạch, lợn được giết mổ được đi trong chu trình này sẽ tránh được sự vấy nhiễm bởi các loại phụ phẩm, phân trong quá trình giết mổ, chỉ có như vậy thì mới đảm bảo thịt không bị ô nhiễm, vấy nhiễm trong quá trình giết mổ, đảm bảo chất lượng sản phẩm thịt khi xuất ra thị trường.

Kết quả điều tra tại cho thấy mặc dù 05 cơ sở giết mổ lợn có đầy đủ các khu như chuồng nuôi nhốt chờ giết mổ, khu tháo tiết và cạo lông, tuy nhiên tất cả cơ sở giết mổ lợn này không bố trí khu sạch và bẩn riêng biệt vì vậy công nhân giết mổ, chọc tiết, cạo lông, lấy phủ tạng, làm lòng và pha lọc thân thịt cùng một nơi, ngay trên bệ mổ, sàn nhà; các công đoạn trong quá trình giết mổ thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 chồng chéo nhau và cùng trên một diện tích của cơ sở giết mổ lợn, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt và sản phẩm xuất ra.

Có 3/5 cơ sở giết mổ lợn (chiếm tỷ lệ 60 %) có bố trí bồn rửa tay và dụng cụ giết mổ trong khu giết mổ; còn lại 2/5 cơ sở giết mổ lợn (cơ sở 1 và cơ sở 5), chiếm tỷ lệ 40 % không có bồn rửa tay cho công nhân và rửa dụng cụ. 100% hệ thống thoát nước thải tại 05 cơ sở giết mổ lợn đều không được thiết kế chảy từ khu sạch sang khu bẩn, nguyên nhân chính là các cơ sở giết mổ lợn đều không tách biệt rõ khu bẩn, khu sạch, các hố nước thải chưa có lưới chắn rác, chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường theo QCVN 24:2009/BTNMT. 100% hệ thống chiếu sáng tại 05 cơ sở giết mổ lợn này đều chưa đạt yêu cầu (tiêu chuẩn tại nơi giết mổ, pha lọc là 300Lux; tiêu chuẩn tại nơi khám thịt là 500Lux).

Xử lý nước thải, chất thải: kết quảđiều tra cho thấy cả 5 cơ sở giết mổ lợn có hệ thống xử lý chất thải, nước thải bằng bioga. Hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở giết mổ lợn có một số hình thức sau: Đối với chất thải rắn thường các cơ sở giết mổ lợn tự xử lý bằng các phương pháp ủ, chôn sau đó đem bón cho cây trồng, đối với chất thải lỏng mỗi cơ sở có cách xử lý riêng nhưng thường có hai cách chính là làm Biogas và hồ sinh học những công suất giết mổ ít thì hệ thống Biogas có thể xử lý toàn bộ nước thải trong ngày sau đó thải ra ngoài nhưng 2 cơ sở giết mổ lợn phường Bắc Sơn do công suất giết mổ lớn nước sử dụng trong giết mổ rất lớn vì vậy đôi khi hệ thống Biogas không xử lý hết vì vậy cơ sở này đã có lúc xả trực tiếp nước thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho đàn vật nuôi và phá hủy môi trường.

Qua đánh giá công tác vệ sinh tại các cơ sở giết mổ lợn thì cả 5 cơ sở giết mổ lợn thực hiện chưa tốt. Đây là việc đáng báo động về vệ sinh đối với hoạt động giết mổ động vật. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải pháp đồng bộ về điều kiện cơ sở vật chất như nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ; tăng cường hoạt động đào tạo, hướng dẫn chủ cơ sở, người tham gia giết mổ về công tác vệ sinh lò mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng biện pháp thanh tra, kiểm tra với những chính sách xử phạt nghiêm minh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ lợn tập trung thuộc quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)