Mức độ nhiễm vi khuẩn trong thịt tại các cơ sở giết mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ lợn tập trung thuộc quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 64 - 67)

- Các chỉ tiêu ký sinh trùng

5.1.3Mức độ nhiễm vi khuẩn trong thịt tại các cơ sở giết mổ

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.1.3Mức độ nhiễm vi khuẩn trong thịt tại các cơ sở giết mổ

+ Tỷ lệ số mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y của một số chỉ tiêu là tương đối thấp: 50,83% đạt chỉ tiêu về tổng số vi khuẩn hiếu khí, 45%,00 đạt chỉ tiêu vi khuẩn

E.coli, 48,33% số mẫu đạt tiêu chuẩn về vi khuẩn Staphylococcus aureus và chỉ có 38,33% số mẫu đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu Coliform tổng số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 + Tỷ lệ số mẫu đạt chỉ tiêu chuẩn về vi khuẩn Salmonella là 87,50% và 100% số mẫu kiểm tra đạt tiêu chuẩn về vi khuẩn Clostridium perfringens.

+ Tổng số mẫu đạt tất cả các chỉ tiêu chung là khá thấp 35/120 mẫu, chiếm tỷ lệ 29,17%.

5.2. Đề nghị

- Mở rộng nghiên cứu đề tài trên phạm vi toàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận để có đánh giá một cách toàn diện hơn về thực trạng hoạt động giết mổ trên phạm vi toàn thành phố Hải Phòng và mở rộng ra các tỉnh lân cận.

- Định kì kiểm tra chất lượng nguồn nước phục vụ giết mổ, kiểm soát điều kiện không khí trong khu vực giết mổ.

- Khám sức khoẻ định kì cho công nhân làm việc trong lò mổ, tuyển chọn công nhân đảm bảo sức khoẻ không có bệnh lây lan, truyền nhiễm,...

- Nâng cao nhận thức và đạo đức của người kinh doanh

- Xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính, đào tạo chuyên môn kĩ thuật. Đặc biệt chú ý xây dựng cơ chế quản lý đủ mạnh tạo, kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

- Mở rộng nghiên cứu tình hình ô nhiễm vi sinh vật đối với thịt và sản phẩm của thịt trong chuỗi sản xuất thịt từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổđến chợ và các siêu thị và chuỗi chế biến thịt thành các sản phẩm tiếp theo.

- Nghiên cứu đánh giá nguồn lây nhiễm vi sinh vật vào thịt từ không khí, dụng cụ, bàn bệ mổ, phương tiện vận chuyển, quần áo và tay của người trực tiếp tham gia vào dây chuyền giết mổ. Nghiên cứu thêm các loại vi sinh vật gây ô nhiễm vào thịt khác như Clostridium perfringens, Bacillus cereus, Campylobacter spp, listeria spp và các loại thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các hoóc môn còn tồn dư trong thịt đồng thời nghiên cứu độc lực, khả năng gây bệnh và phân lập các chủng vi khuẩn salmonella, E.coli,... để có biện pháp phòng ngừa.

- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức các kiến thức về an toàn thực phẩm, các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước trong lĩnh vực giết mổ và kiểm soát giết mổ nhằm nâng cao chất lượng thịt và sản phẩm thịt đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 - Quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ có quy mô lớn thiết kế phù hợp tiêu chuẩn, có các trang thiết bị hiện đại đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng sản phẩm thịt, có hệ thống xử lý chất thải tốt thân thiện với môi trường.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị máy móc đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practise – thực hành sản xuất tốt), áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến HACCP để không ngừng nâng cao chất lượng vệ sinh sản phẩm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ lợn tập trung thuộc quận kiến an thành phố hải phòng (Trang 64 - 67)