trong việc xây dựng chiến lược bán lẻ tại Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Sơ đồ 1.1: Mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn : Porter, 2009)
Thứ nhất, sự đe doạ từ các đối thủ mới gia nhập thị trường
Trong một thị trường mà sự gia nhập của các doanh nghiệp mới càng dễ dàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung, NHBL nói riêng, việc gia nhập mặc dù phải đảm bảo những điều kiện tương đối nghiêm ngặt của
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành
Nhà cung cấp Người mua
Hàng hóa dịch vụ thay thế Sự đe dọa hàng hóa dịch vụ thay thế Sức mạnh nhà cung cấp
Mối đe dọa các đối thủ mới gia
nhập
Sức mạnh của người mua Những người gia nhập tiềm năng
NHNN như yêu cầu về vốn, đội ngũ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro,… nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa thị trường tài chính thì việc gia nhập là hoàn toàn có thể.
Một số yếu tố có thể coi như rào cản đối với việc gia nhập vào lĩnh vực NHBL. Các ngân hàng có thể tận dụng để bảo vệ mình trước sự gia nhập của các đối thủ mới:
- Lòng trung thành của khách hàng với những thương hiệu chính: thương hiệu được sử dụng như một rào cản với các đối thủ muốn gia nhập thị trường. Ví dụ, khi nhắc đến dịch vụ thẻ thanh toán, Vietcombank (ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) được nhắc đến như một thương hiệu uy tín. Những khách hàng đã sử dụng thẻ của Vietcombank đa phần sẽ không muốn chuyển sang dịch vụ của ngân hàng khác.
- Chi phí cố định cao và yêu cầu về vốn đầu tư: Việc đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị - nền tảng cơ bản để phát triển dịch vụ bán lẻ cùng với các chi phí về hạ tầng đi kèm khiến cho việc đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tốn kém chi phí đáng kể cho các ngân hàng.
- Khả năng “trả đũa” của các ngân hàng hiện tại: Đó là các giải pháp nhằm chống lại nguy cơ bị giảm thị phần, giảm lợi nhuận do sự gia nhập của đối thủ mới (không tính đến các biện pháp “trả đũa” bất hợp pháp) như giảm phí, thay đổi lãi suất, tăng cường hoạt động khuyến mại, chiêu thức lôi kéo khách hàng,…
Thứ hai, sức mạnh của nhà cung cấp
Trong lĩnh vực NHBL, nhà cung cấp chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Một số nhân tố mà theo đó, nhà cung cấp công nghệ có khả năng gây sức ép với các ngân hàng kinh doanh dịch vụ bán lẻ:
- Số lượng các nhà cung cấp công nghệ mang tính đặc thù: Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các nhà cung cấp công nghệ đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng tuy không phổ biến nhưng ngày càng phát triển. Hiện nay, các nhà cung cấp công nghệ chủ yếu từ nước ngoài nhưng thông qua hợp tác và thương mại quốc tế, ngân hàng trong nước có thể tiếp cận với các nhà cung cấp công nghệ trên toàn thế giới.
- Khả năng thay thế công nghệ và mức độ quan trọng của một loại công nghệ nhất định đối với ngân hàng: Mặc dù công nghệ là vô cùng quan trọng đối với dịch vụ bán lẻ của ngân hàng và mang tính đặc thù, nhưng khả năng thay thế là có thể do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
nghệ nhất định thường đi kèm với các trang thiết bị, chu trình, kỹ năng, thao tác nhất định. Do đó việc chuyển đổi nhà cung cấp công nghệ sẽ bắt buộc ngân hàng phải bỏ thêm rất nhiều kinh phí để thay thế các trang thiết bị kèm theo, chi phí cho chuyên gia, chi phí cho đào tạo và các chi phí chuyển đổi liên quan khác.
Thứ ba, sức mạnh của khách hàng
Trong lĩnh vực NHBL, một số nguyên nhân có thể đưa khách hàng trở thành người nắm giữ quyền lực đáng kể:
- Chuyển sang sử dụng các sản phẩm cạnh tranh khác là đơn giản đối với khách hàng: Khách hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn và thay thế dịch vụ đang sử dụng tại ngân hàng này sang ngân hàng khác mà không gặp hoặc gặp rất ít khó khăn,cản trở.
- Mức độ cần thiết, quan trọng của dịch vụ bán lẻ với khách hàng: Mặc dù thu nhập và trình độ dân trí của người dân ngày càng cao đã làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, song vẫn tồn tại những quan điểm, thói quen trong một bộ phận lớn dân cư, doanh nghiệp khiến cho dịch vụ bán lẻ chưa trở thành nhu cầu thiết yếu (ví dụ như thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán).
- Khách hàng khá nhạy cảm với giá của dịch vụ: Chỉ cần sự thay đổi nhỏ hay sự khác biệt nhỏ về giá cả giữa các ngân hàng cũng có thể khiến khách hàng thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ. Đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ mà giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng như tín dụng cá nhân, tiền gửi tiết kiệm.
Thứ tư, sự sẵn có của sản phẩm thay thế
Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, không chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ bán lẻ như công ty bảo hiểm, bưu điện, các công ty tài chính,… Điều này làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Để sinh lợi, một cá nhân có thể lựa chọn gửi tiết kiệm hay dùng tiền để đầu tư cho chứng khoán, vàng, bất động sản… Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khiến cho sản phẩm thay thế trở thành mối đe doạ đối với hoạt động bán lẻ của ngân hàng như: Mức giá tương đương của dịch vụ thay thế; khách hàng không nhận thức rõ về độ khác biệt sản phẩm; thói quen tiêu dùng của khách hàng;…
Thứ năm, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại
Lĩnh vực NHBL tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại sự ganh đua quyết liệt dưới nhiều hình thức. Một số nhân tố thể hiện mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại:
- Ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường bán lẻ, coi bán lẻ là định hướng phát triển.
- Sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng không quá khác biệt do tính chất chuẩn hoá của các sản phẩm bán lẻ.
- Tương ứng với sự đa dạng của các loại dịch vụ, hình thức cạnh tranh trong lĩnh vực NHBL cũng rất đa dạng. Bên cạnh việc cạnh tranh bằng giá, các ngân hàng tìm nhiều phương thức để cạnh tranh với đối thủ như tạo sự khác biệt cho sản phẩm, phát triển các dịch vụ gia tăng kèm theo, đổi mới, cải tiến công nghệ, đẩy mạnh quảng cáo, cải tiến phương thức bán hàng, chú trọng quản trị thông tin khách hàng…
Tóm lại : Việc phân tích theo mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter cung cấp một cái nhìn toàn diện về môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực NHBL. Đối với từng ngân hàng, phân tích mô hình này cho phép ngân hàng so sánh tác động của năm lực lượng cạnh tranh đối với ngân hàng mình và đối với các ngân hàng đối thủ khác. Từ đó, đánh giá được vị thế cạnh tranh của mình, lường trước được phản ứng của đối thủ trước sự tác động của lực lượng cạnh tranh.