2.1.2.1- Quá trình hình thành
Chi nhánh BIDV Kiên Giang được thành lập từ năm 1990, tách ra từ phòng đầu tư xây dựng thuộc NHNN tỉnh Kiên Giang. Hiện nay chi nhánh có 122 cán bộ công nhân viên đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học, có kinh nghiệm trong công tác, trong đó có: 2 cán bộ trình độ Thạc sỹ, 95 cán bộ trình độ Đại học, 6 cán bộ trình độ là cao đẳng, 11 cán bộ trình độ là trung cấp, và 8 lao động phổ thông. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,chịu sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Vốn điều lệ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cấp 100%.
Trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm huy động còn đơn điệu. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, Chi nhánh BIDV Kiên Giang không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc thành lập nên các Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, huy động vốn nên Chi nhánh đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và có được những khách hàng thường xuyên đến giao dịch.
Từ năm 1995, khi có quyết định của Thống đốc NHNN chuyển phần cấp phát vốn tín dụng ưu đãi và vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn trung ương sang Cục đầu tư phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) trực thuộc Bộ tài chính quản lý, Chi nhánh BIDV Kiên Giang hoạt động như một NHTM, chấm dứt hẳn phương thức hoạt động bao cấp mang tính ỷ lại kém hiệu quả. Hiện nay Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 205 đường Nguyễn Trung Trực, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại : 077.3872069 – Fax : 077.3868148.
2.1.2.2- Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng : * Chức năng :
- Các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, thanh toán lương tự động, thu chi hộ tiền mặt, bảo lãnh.
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi.
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. - Kinh doanh ngoại tệ.
- Thanh toán quốc tế
- Môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
* Nhiệm vụ :
- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm đi kèm khuyến mãi.
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh riêng nhằm nâng cao danh tiếng thương hiệu của BIDV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển theo định hướng phát triển và chiến lược của BIDV.
2.1.2.3- Cơ cấu tổ chức : Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Kiên Giang như sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh BIDV Kiên Giang
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Chi nhánh)
Chi nhánh BIDV Kiên Giang hiện có 05 phòng giao dịch: Hà Tiên, Ba Hòn, Rạch Giá, Số 1, Phú Quốc; 03 quỹ tiết kiệm: Rạch Sỏi, Tân Hiệp, An Thới; 20 điểm đặt máy ATM trải đều khắp tỉnh. Chi nhánh BIDV Kiên Giang là đơn vị chịu sự lãnh
Tổ điện toán Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối Quản lý Nội bộ Khối Trực thuộc Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Tổ Tiền tệ kho quỹ Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chánh Phòng Kế hoạch tổng hợp Các Phòng giao dịch Các Quỹ tiết kiệm Tổ Xây dựng cơ bản
đạo trực tiếp, toàn diện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời chịu sự kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, tính tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng của NHNN Chi nhánh tỉnh Kiên Giang.
2.2-Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Kiên Giang Kiên Giang
2.2.1- Hoạt động huy động vốn:
Sau hơn 50 năm hoạt động, BIDV đã trở thành một NHTM hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng toàn quốc, BIDV vươn lên trở thành NHTM Nhà nước có quy mô đứng thứ 2 về mạng lưới phân phối truyền thống và phi truyền thống trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trước sức ép cạnh tranh huy động vốn gay gắt, BIDV đã áp dụng các chính sách phù hợp với thị trường, đảm bảo đúng quy định của NHNN. Tính đến hết ngày 31-12-2012, mức huy động vốn của toàn hệ thống đạt 285.794 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2011, đây là nỗ lực của BIDV trong việc khắc phục sự sụt giảm lớn nguồn vốn huy động vào nửa đầu năm 2012. Để đạt được kết quả chung này, có sự đóng góp rất lớn của huy động vốn khách hàng dân cư khi đạt hơn 129.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng ấn tượng trong năm là 29%, bình quân đạt 2.400 tỷ đồng/tháng; bên cạnh đó huy động vốn từ các định chế tài chính cũng có kết quả tốt, đạt gần 68.000 tỷ đồng, tăng 17,6%.
Có được những thành công trên là do BIDV đã triển khai các SPDV huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm tích lũy bảo an, lớn lên cùng yêu thương, tiền gởi kết hợp...BIDV cũng đã hoàn thành việc ký thoả thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng công lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ; đa dạng hoá đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ.
Hầu hết các SPDV truyền thống của BIDV như huy động vốn, thanh toán, tài trợ thương mại…đều có bước phát triển vượt bậc. BIDV đã gắn kết được giữa tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như: tăng trưởng huy động vốn không
những tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng. Cơ cấu huy động vốn và khu vực dân cư được cải thiện đáng kể theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mục tiêu kinh doanh của BIDV.
Bảng 2.1: Tình hình số dư HĐV giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số dư huy động Số dư huy động %tăng so với năm trước Số dư huy động %tăng so với năm trước
Số dư nguồn vốn huy động 773 1.247 61,3% 1.631 30,8%
1. Theo kỳ hạn
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn 449 823 83,3% 1.255 52,5%
- Nguồn vốn huy động trung, dài hạn 60 6 - 90% 89 138,3%
- Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 264 418 58,3% 287 -31,3%
2. Theo thành phần kinh tế
- Nguồn vốn huy động từ ĐCTC 48 57 18,8% 31 -45,6%
- Nguồn vốn huy động từ dân cư 388 579 49,2% 1.005 73,6%
- Nguồn vốn huy động từ DN 337 611 81,3% 595 -2,6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Kiên Giang 2010-2012)
Xác định công tác huy động vốn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của Chi nhánh BIDV Kiên Giang, nên ngay từ đầu năm Chi nhánh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì sự ổn định nguồn vốn hiện có và tích cực tìm kiếm khách hàng mới để gia tăng nguồn vốn huy động. Cụ thể: nhìn vào bảng 2.1 ta thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Kiên Giang trong các năm qua đều có sự tăng trưởng rất tốt, năm 2010 huy động vốn là 773 tỷ đồng thì đến năm 2011 huy động vốn đạt 1.247 tỷ đồng tăng 61,3% so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt 1.631 tỷ đồng tăng 30,8% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh BIDV Kiên Giang đã có chính sách huy động vốn phù hợp như: đa dạng hoá nhiều sản phẩm tiền gởi khác nhau, thực hiện nhiều chính sách chăm sóc, khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế năm 2012 nên lượng vốn huy động tăng trưởng với tốc độ
nhỏ hơn thời điểm năm 2011. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhưng nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy động vốn của Chi nhánh BIDV Kiên Giang trên địa bàn có sự tăng trưởng nhẹ, nếu như năm 2010 là 9,5% thì bước sang năm 2011, 2012 đã tăng lên là 9,8%, chỉ đứng sau Agribank và Sacombank.
Biểu đồ 2.1: Tình hình số dư HĐV theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012
Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 huy động vốn ngắn hạn chỉ đạt 449 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 823 tỷ đồng tăng 83,3% và đến năm 2012 đạt 1.255 tỷ đồng tăng 52,5%. Nguyên nhân vốn ngắn hạn tăng trưởng cao trong giai đoạn này là do những biến động của nền kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2010. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nóng và lạm phát ở mức cao, đồng thời khó khăn trong thanh khoản xảy ra ở hầu hết các ngân hàng và BIDV cũng không phải là một ngoại lệ khiến cho các Chi nhánh trong hệ thống BIDV phải áp dụng lãi suất ngắn hạn ở mức cao. Lãi suất ngắn hạn ở mức cao cùng với tâm lý chờ đợi lãi suất thay đổi để tiến hành gửi kỳ hạn mới đã làm cho nguồn vốn này tăng trưởng khá mạnh.
Nguồn vốn huy động trung, dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó năm 2011 đã có sự sụt giảm rất mạnh. Có hai nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới việc tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn
264 418 287 449 823 1255 60 6 89 0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
trong ba năm từ 2010 đến 2012 đó là :
- Thứ nhất là sự ổn định của loại hình tiền gửi này cao hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Trong điều kiện lãi suất có chiều hướng biến động lớn thì cơ hội để thay đổi thu nhập từ nguồn tiền gửi này sẽ ít hơn.
- Thứ hai là lãi suất đối với loại hình tiền gửi này trong thời điểm năm 2010, 2011 thường thấp hơn so với lãi suất của loại hình tiền gửi ngắn hạn.
48 57 31 388 579 1005 337 611 595 0 200 400 600 800 1000 1200
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Huy động vốn từ ĐCTC Huy động vốn từ dân cư
Huy động vốn từ doanh nghiệp
Biểu đồ 2.2: Tình hình HĐV theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012
Nguồn vốn huy động từ dân cư đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh BIDV Kiên Giang bởi vì nó được đánh giá là nguồn vốn có tính ổn định cao và đây cũng chính là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đối với dịch vụ huy động vốn. Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2012 tăng rất mạnh, cụ thể tăng 73,6% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 được đánh giá là năm hết sức khó khăn cho công tác huy động vốn khi lãi suất liên tục có sự biến động, trong khi trên địa bàn số lượng ngân hàng mới ngày càng tăng thêm. Đứng trước những khó khăn đó, Chi nhánh BIDV Kiên Giang đã áp dụng những biện pháp cụ thể như: lãi suất nhạy bén, đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới, chính sách chăm sóc khách hàng,... Bên cạnh đó Chi nhánh luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn từ dân cư, đồng thời ban hành cơ chế động lực, khen thưởng kịp thời cho cán bộ trong công tác huy động vốn.
2.2.2-Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của BIDV đạt gần 15,6%, thấp nhất trong ba năm gần đây (năm 2011: tăng 23%; năm 2010 : tăng 28%). Tín dụng đã được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ đạo của NHNN. Nguồn vốn tín dụng của BIDV luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, tập trung tăng trưởng cho các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp, hỗ trợ. Dư nợ của bốn lĩnh vực ưu tiên trong năm 2012 đã tăng trưởng cao ở mức 33,2%(trong đó: xuất khẩu tăng 96%, cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 43%), đồng thời BIDV cũng đã kiểm soát tốt lĩnh vực cho vay phi sản xuất ở mức dưới 10%.
Về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh BIDV Kiên Giang: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng mang lại khoảng 70% lợi nhuận cho Chi nhánh BIDV Kiên Giang hàng năm. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn… Lợi thế của Chi nhánh BIDV Kiên Giang là một ngân hàng quốc doanh, lãi suất cho vay luôn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng TMCP khác đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Chi nhánh BIDV Kiên Giang không ngừng gia tăng về hoạt động tín dụng qua các năm qua. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh BIDV Kiên Giang đạt 2.075 tỷ đồng chiếm tỷ 8,6% thị phần dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và đứng vị trí thứ tư sau Agribank, Vietcombank và Sacombank.
Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ %tăng so với năm trước Dư nợ %tăng so với năm trước
Tổng dư nợ cho vay 1.295 1.869 44,3% 2.075 11%
- Dư nợ cho vay trung, dài hạn 340 665 95,6% 537 -19,2%
- Dư nợ cho vay ngắn hạn 955 1.204 26% 1.538 27,8%
- Dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ (%) 85% 86% 97,5%
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 -2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Kiên Giang 2010-2012)
Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi nhánh BIDV Kiên Giang liên tục tăng trưởng qua các năm.
Nhìn bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 cho thấy: nếu năm 2010 dư nợ cho vay là 1.295 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 1.869 tỷ đồng, tăng 44,3%, đến năm 2012 dư nợ cho vay tiếp tục tăng và đạt 2.075 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2011. Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2010 - 2012 đều có sự tăng trưởng. Nếu như năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn là 955 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã lên tới 1.204 tỷ đồng tăng 26%, năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.538 tỷ đồng tăng 27,8% so với năm 2010. Việc cho vay ngắn hạn tăng mạnh là do trong các năm qua Chi nhánh BIDV Kiên Giang là ngân hàng chủ lực trong việc cung ứng vốn cho các Công ty xuất khẩu của tỉnh mua tạm trữ lúa gạo để chờ xuất khẩu như Công ty trách