Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ công nghệ cao, đòi hỏi đối tượng sử dụng phải am hiểu và biết sử dụng công nghệ điện tử. Khi triển khai, Chi nhánh không nên triển khai đồng loạt mà nên thí điểm ở một số đối tượng nào đó chẳng hạn như cán bộ công nhân viên, hộ kinh doanh cá thể, ... để những đối tượng khách hàng này sử dụng quen dần và có thể dùng ngay những đối tượng này, là lực lượng tuyên truyền quảng cáo hộ cho ngân hàng. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới, Chi nhánh BIDV Kiên Giang cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
-Trong giai đoạn đầu, Chi nhánh tiến hành triển khai mang tính thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng điện tử như: Internetbanking, Phonebanking, Homebanking,… cho khách hàng sử dụng, sau khi khách hàng sử dụng quen dần, Chi nhánh chuyển sang giai đoạn phục vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử.
-Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm: Việc quảng bá sản phẩm cần phải làm cho khách hàng thấy được những tiện ích vượt trội hẳn so với các dịch vụ truyền thống mà lâu nay họ vẫn sử dụng, thông qua các hình thức như tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, …
-Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Đây là yếu tố then chốt và quan trọng vì nó quyết định đến việc vận hành của hệ thống
-Việc quản lý phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra, là điều hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến năng lực và uy tín của Chi nhánh, đặc biệt nó ảnh hưởng lớn đến mức độ tin cậy và quyết định sử dụng SPDV của khách hàng. Để hạn chế rủi ro, Chi nhánh cần phải xây dựng các qui định nhằm xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát và duy trì các chính sách an ninh, kiểm tra và ngăn chặn kịp thời các hành vi truy cập chưa được phép trong môi trường máy tính,...