Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Kiên

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh kiên giang (Trang 46 - 54)

2.2-Các hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Kiên Giang Kiên Giang

2.2.1- Hoạt động huy động vốn:

Sau hơn 50 năm hoạt động, BIDV đã trở thành một NHTM hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng toàn quốc, BIDV vươn lên trở thành NHTM Nhà nước có quy mô đứng thứ 2 về mạng lưới phân phối truyền thống và phi truyền thống trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trước sức ép cạnh tranh huy động vốn gay gắt, BIDV đã áp dụng các chính sách phù hợp với thị trường, đảm bảo đúng quy định của NHNN. Tính đến hết ngày 31-12-2012, mức huy động vốn của toàn hệ thống đạt 285.794 tỷ đồng, tăng trưởng 6,8% so với năm 2011, đây là nỗ lực của BIDV trong việc khắc phục sự sụt giảm lớn nguồn vốn huy động vào nửa đầu năm 2012. Để đạt được kết quả chung này, có sự đóng góp rất lớn của huy động vốn khách hàng dân cư khi đạt hơn 129.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng ấn tượng trong năm là 29%, bình quân đạt 2.400 tỷ đồng/tháng; bên cạnh đó huy động vốn từ các định chế tài chính cũng có kết quả tốt, đạt gần 68.000 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có được những thành công trên là do BIDV đã triển khai các SPDV huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm tích lũy bảo an, lớn lên cùng yêu thương, tiền gởi kết hợp...BIDV cũng đã hoàn thành việc ký thoả thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng công lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ; đa dạng hoá đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ.

Hầu hết các SPDV truyền thống của BIDV như huy động vốn, thanh toán, tài trợ thương mại…đều có bước phát triển vượt bậc. BIDV đã gắn kết được giữa tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như: tăng trưởng huy động vốn không

những tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng. Cơ cấu huy động vốn và khu vực dân cư được cải thiện đáng kể theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mục tiêu kinh doanh của BIDV.

Bảng 2.1: Tình hình số dư HĐV giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số dư huy động Số dư huy động %tăng so với năm trước Số dư huy động %tăng so với năm trước

Số dư nguồn vốn huy động 773 1.247 61,3% 1.631 30,8%

1. Theo kỳ hạn

- Nguồn vốn huy động ngắn hạn 449 823 83,3% 1.255 52,5%

- Nguồn vốn huy động trung, dài hạn 60 6 - 90% 89 138,3%

- Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 264 418 58,3% 287 -31,3%

2. Theo thành phần kinh tế

- Nguồn vốn huy động từ ĐCTC 48 57 18,8% 31 -45,6%

- Nguồn vốn huy động từ dân cư 388 579 49,2% 1.005 73,6%

- Nguồn vốn huy động từ DN 337 611 81,3% 595 -2,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Kiên Giang 2010-2012)

Xác định công tác huy động vốn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của Chi nhánh BIDV Kiên Giang, nên ngay từ đầu năm Chi nhánh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì sự ổn định nguồn vốn hiện có và tích cực tìm kiếm khách hàng mới để gia tăng nguồn vốn huy động. Cụ thể: nhìn vào bảng 2.1 ta thấy hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Kiên Giang trong các năm qua đều có sự tăng trưởng rất tốt, năm 2010 huy động vốn là 773 tỷ đồng thì đến năm 2011 huy động vốn đạt 1.247 tỷ đồng tăng 61,3% so với năm 2010 và đến năm 2012 đạt 1.631 tỷ đồng tăng 30,8% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh BIDV Kiên Giang đã có chính sách huy động vốn phù hợp như: đa dạng hoá nhiều sản phẩm tiền gởi khác nhau, thực hiện nhiều chính sách chăm sóc, khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế năm 2012 nên lượng vốn huy động tăng trưởng với tốc độ

nhỏ hơn thời điểm năm 2011. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhưng nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy động vốn của Chi nhánh BIDV Kiên Giang trên địa bàn có sự tăng trưởng nhẹ, nếu như năm 2010 là 9,5% thì bước sang năm 2011, 2012 đã tăng lên là 9,8%, chỉ đứng sau Agribank và Sacombank.

Biểu đồ 2.1: Tình hình số dư HĐV theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 huy động vốn ngắn hạn chỉ đạt 449 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 823 tỷ đồng tăng 83,3% và đến năm 2012 đạt 1.255 tỷ đồng tăng 52,5%. Nguyên nhân vốn ngắn hạn tăng trưởng cao trong giai đoạn này là do những biến động của nền kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2010. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nóng và lạm phát ở mức cao, đồng thời khó khăn trong thanh khoản xảy ra ở hầu hết các ngân hàng và BIDV cũng không phải là một ngoại lệ khiến cho các Chi nhánh trong hệ thống BIDV phải áp dụng lãi suất ngắn hạn ở mức cao. Lãi suất ngắn hạn ở mức cao cùng với tâm lý chờ đợi lãi suất thay đổi để tiến hành gửi kỳ hạn mới đã làm cho nguồn vốn này tăng trưởng khá mạnh.

Nguồn vốn huy động trung, dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó năm 2011 đã có sự sụt giảm rất mạnh. Có hai nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới việc tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn

264 418 287 449 823 1255 60 6 89 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

trong ba năm từ 2010 đến 2012 đó là :

- Thứ nhất là sự ổn định của loại hình tiền gửi này cao hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Trong điều kiện lãi suất có chiều hướng biến động lớn thì cơ hội để thay đổi thu nhập từ nguồn tiền gửi này sẽ ít hơn.

- Thứ hai là lãi suất đối với loại hình tiền gửi này trong thời điểm năm 2010, 2011 thường thấp hơn so với lãi suất của loại hình tiền gửi ngắn hạn.

48 57 31 388 579 1005 337 611 595 0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Huy động vốn từ ĐCTC Huy động vốn từ dân cư

Huy động vốn từ doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2: Tình hình HĐV theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012

Nguồn vốn huy động từ dân cư đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh BIDV Kiên Giang bởi vì nó được đánh giá là nguồn vốn có tính ổn định cao và đây cũng chính là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ NHBL đối với dịch vụ huy động vốn. Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm 2012 tăng rất mạnh, cụ thể tăng 73,6% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 được đánh giá là năm hết sức khó khăn cho công tác huy động vốn khi lãi suất liên tục có sự biến động, trong khi trên địa bàn số lượng ngân hàng mới ngày càng tăng thêm. Đứng trước những khó khăn đó, Chi nhánh BIDV Kiên Giang đã áp dụng những biện pháp cụ thể như: lãi suất nhạy bén, đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới, chính sách chăm sóc khách hàng,... Bên cạnh đó Chi nhánh luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn từ dân cư, đồng thời ban hành cơ chế động lực, khen thưởng kịp thời cho cán bộ trong công tác huy động vốn.

2.2.2-Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng của BIDV đạt gần 15,6%, thấp nhất trong ba năm gần đây (năm 2011: tăng 23%; năm 2010 : tăng 28%). Tín dụng đã được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ đạo của NHNN. Nguồn vốn tín dụng của BIDV luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, tập trung tăng trưởng cho các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp, hỗ trợ. Dư nợ của bốn lĩnh vực ưu tiên trong năm 2012 đã tăng trưởng cao ở mức 33,2%(trong đó: xuất khẩu tăng 96%, cho vay nông nghiệp nông thôn tăng 43%), đồng thời BIDV cũng đã kiểm soát tốt lĩnh vực cho vay phi sản xuất ở mức dưới 10%.

Về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh BIDV Kiên Giang: Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng mang lại khoảng 70% lợi nhuận cho Chi nhánh BIDV Kiên Giang hàng năm. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn… Lợi thế của Chi nhánh BIDV Kiên Giang là một ngân hàng quốc doanh, lãi suất cho vay luôn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng TMCP khác đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Chi nhánh BIDV Kiên Giang không ngừng gia tăng về hoạt động tín dụng qua các năm qua. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh BIDV Kiên Giang đạt 2.075 tỷ đồng chiếm tỷ 8,6% thị phần dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và đứng vị trí thứ tư sau Agribank, Vietcombank và Sacombank.

Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ %tăng so với năm trước Dư nợ %tăng so với năm trước

Tổng dư nợ cho vay 1.295 1.869 44,3% 2.075 11%

- Dư nợ cho vay trung, dài hạn 340 665 95,6% 537 -19,2%

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 955 1.204 26% 1.538 27,8%

- Dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ (%) 85% 86% 97,5%

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2010 -2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Kiên Giang 2010-2012)

Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi nhánh BIDV Kiên Giang liên tục tăng trưởng qua các năm.

Nhìn bảng 2.2 và biểu đồ 2.3 cho thấy: nếu năm 2010 dư nợ cho vay là 1.295 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 1.869 tỷ đồng, tăng 44,3%, đến năm 2012 dư nợ cho vay tiếp tục tăng và đạt 2.075 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2011. Trong đó:

- Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2010 - 2012 đều có sự tăng trưởng. Nếu như năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn là 955 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã lên tới 1.204 tỷ đồng tăng 26%, năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.538 tỷ đồng tăng 27,8% so với năm 2010. Việc cho vay ngắn hạn tăng mạnh là do trong các năm qua Chi nhánh BIDV Kiên Giang là ngân hàng chủ lực trong việc cung ứng vốn cho các Công ty xuất khẩu của tỉnh mua tạm trữ lúa gạo để chờ xuất khẩu như Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập khẩu Kiên Giang, Công ty cổ phần Du lịch thương mại Kiên Giang, Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang, với tổng dư nợ cho vay hàng năm chiếm trên 50% dư nợ cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh.

- Cho vay trung, dài hạn trong năm 2011 có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Nếu như năm 2010 dư nợ cho vay trung dài hạn là 340 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 665 tỷ đồng tăng 95,6% . Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng đột biến này là do trong năm 2011 Chi nhánh đã đẩy mạnh giải ngân cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

955 1204 340 665 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

trọng điểm trong tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2012 nhận thấy việc nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ sẽ làm cho Chi nhánh phải đối mặt với mức rủi ro cao hơn so với việc đáp ứng các nhu cầu vay ngắn hạn. Do vậy Chi nhánh đã chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay trung, dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn để từng bước cải thiện cơ cấu bảng tổng kết tài sản.

Công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng tuy nhiên vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát (<3%).

Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo(TSBĐ) trên tổng dư nợ có dấu hiệu cải thiện dần qua các năm, nếu như năm 2010, 2011 tỷ lệ này còn ở mức thấp (85% - 86%) thì đến năm 2012 tỷ lệ này đạt 97,5% , chứng tỏ Chi nhánh BIDV Kiên Giang đang nhắm đến mục đích an toàn nhằm hạn chế tối đa việc thất toát vốn trong quá trình cho vay.

2.2.3-Các hoạt động khác:

Bảng 2.3 : Tình hình thực hiện các hoạt động khác giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính : tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm Chỉ tiêu Thực hiện Thực hiện %tăng/ năm trước Thực hiện %tăng/ năm trước - Hoạt động dịch vụ (tỷ đồng) 7,2 7,6 5,5% 7,8 2,6% - Hoạt động bảo lãnh (tỷ đồng) 37,8 44,5 17,8% 70,4 58,2% - Nghiệp vụ phát hành thẻ (chiếc) 13.861 19.379 39,8% 22.642 16,8% (Nguồn: Các báo cáo tổng kết BIDV Kiên Giang 2010-2012)

2.2.3.1- Hoạt động dịch vụ :

Hoạt động dịch vụ được xem là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Năm 2012 đã đánh dấu một năm thành công trong hoạt động dịch vụ của BIDV, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đánh dấu bước phát triển mới của ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2012 đạt 2.157 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm 2011, đây là nỗ lực rất lớn của BIDV trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều biến động, các dòng dịch vụ phát triển gắn với tín dụng

gặp khó khăn do tăng trưởng tín dụng thấp. Mức thu tăng đều đặn trong suốt giai đoạn qua với bình quân 35%/năm cho thấy đây là nguồn thu khá ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. So với năm 2011, một số dòng dịch vụ có tăng trưởng cao trong năm 2012 như: thu phí dịch vụ thanh toán tăng 19%, thu phí bảo lãnh tăng 29% , thu phí tài trợ thương mại tăng 19%, thu phí dịch vụ thẻ tăng 62%, thu phí dịch vụ WU tăng 43%, thu dịch vụ BSMS tăng 29%,…

Với những kết quả về phát triển dịch vụ trên đã cho thấy sự chuyển biến, nhận thức trong lãnh đạo điều hành hoạt động của đơn vị, hướng dần hoạt động của ngân hàng sang lĩnh vực phát triển dịch vụ. BIDV đã xây dựng được hình ảnh một NHTM chuyên nghiệp hơn với phong cách phục vụ năng động, thái độ phục vụ khách hàng đã được đổi mới theo hướng hiện đại và văn minh hơn. Bên cạnh khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các Tổng công ty, các Tập đoàn...BIDV đã từng bước mở rộng đến khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương hiệu của BIDV đã

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh kiên giang (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)