Vận dụng và tìm tòi mở rộng (8’): Mục tiêu:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 6 (PHƯƠNG PHÁP MỚI) - DOWNLOAD (Trang 165 - 167)

II. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (8’): Mục tiêu:

GV yêu cầu HS làm Bài tập: Chọn đáp án đúng:

1. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà khí hậu: A. Nhờ quá trình quang hợp.

B. Nhờ tán cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. C. Nhờ quá trình hô hấp.

D. Cả A và C.

2. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường vì:

A. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm không khí trong sạch. B. Làm hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí ổn định. C. Thực vật tạo nhiều mùn cho đất khi lá cây rụng.

D. Cả A và B.

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (8’):- Mục tiêu: - Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập

suốt đời.

Học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau:

- Tại sao nói : “ Rừng cây như 1 lá phổi xanh của con người” ?

Vì: Con người không thể thiếu oxi cho hô hấp mà trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí CO2 và nhả khí O2 cho con người sử dụng vì thế rừng như là 1 lá phổi của con người… - Tại sao khi đang đi dưới trời nắng mà qua chỗ có cây xanh ta cảm thấy dễ chịu?

Vì: khi đứng dưới các cây hàm lượng oxi nhiều (do cây xanh quang hợp)….

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Làm bài tập trong vở luyện tập - Đọc mục : “ Em có biết” * Rút kinh nghiệm bài học:

………

Tuần:………. Ngày……… tháng………năm………….. Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết số:

Bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC I. MỤC TIÊU

- Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.

- Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân tích.

- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với việc bảo vệ đất và nguồn nước ngầm.

3. Thái độ.

- có thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của GV: - Tranh phóng to hình 47.1 – 47.3 Sgk/ 149,150. - Bảng phụ

- Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường. 2/ Chuẩn bị của HS: - Tranh, ảnh về ô nhiễm môi trường

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1. Kiểm tra bài cũ. 1. Kiểm tra bài cũ.

? Viết sơ đồ quang hợp của cây xanh.

? Nêu vai trò của thực vật góp phần điều hoà khí hậu và làm giảm ô nhiễm môi trường.

2. Bài học:

A. Hoạt động khởi động (5’):

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích

thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- Giáo viên cho học sinh xem video về hiện tượng xói mòn, sạt lở đất (ở các tỉnh miền núi phía Bắc), hiện tượng lũ lụt ( ở các tỉnh miền Trung), sau đó giáo viên đưa câu hỏi: Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên? Kể tên các tỉnh thường xuyên phải chịu hậu quả của các hiện tượng này.

- Học sinh xem video, thảo luận rồi lên bảng trả lời. Nhóm nào trả lời nhanh và chính xác thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

- Giáo viên nhận xét: Các hiện tượng trên gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho con người… vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng này thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.

B. Hình thành kiến thức

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra

ở HĐ Khởi động. Mở bài:

Thực vật không những có vai trò điều hoà khí hậu mà còn bảo vệ đất và nguồn nước. Tại sao thực vật lại có vai trò đó chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn.

Mục tiêu: Giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên ( như

xói mòn, hạn hán, lũ lụt) từ đó nêu được vai trò của TV trong việc giữ gìn đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV yêu cầu HS quan sát H 47.1 sgk,

? Vì sao khi có mưa lượng chảy ở hai nơi đó lại nhau.

HS quan sát tranh, chú ý số liệu ghi trên tranh.

B2:GV : Yêu cầu HS quan sát H 47.2

SGK.

? Điều gì xảy ra đối với đất trên đồi trọc khi có mưa ? Tại sao.

B3:GV : Hiện tượng đó người ta gọi là

xói mòn.

? Tại sao ở các bờ sông, biển lại có hiện tượng xói lở.

? Chúng ta phải làm gì để chống xói mòn, xói lở.

- Gv cho HS xem thêm tranh ảnh, tư liệu.

B4: Gv tổng kết ý kiến của HS, chốt

kiến thức đúng.

nước mưa rơi xuống và nước chảy theo thân cây xuống đất chứ không chảy thẳng xuống đất do đó lượng chảy nhỏ hơn.

- HS tiếp tục quan sát hình, trả lời câu hỏi. - Đất sẽ bị mất dần tạo thành rãnh trên đồi do không có cây giữ đất.

- Do không có rễ cây giữ đất, sóng đánh sẽ mang đất đi.

- Cần phải trồng cây phủ kín đồi trọc và những nơi ven biển ven sông.

Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu kết luận về vai trò của thực vật. Yêu cầu: Tiểu kết: - Thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn, xói lở.

Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt và hạn hán.

Mục tiêu: Từ những nhận thức trên, xác định được ý thức và trách nhiệm và trách nhiệm

bảo vệ TV, thể hiện bằng hành động cụ thể hàng ngày ( như không phá hoại cây cối, tham gia trồng và chăm sóc cây cối ở gia đình, nhà trường và địa phương) phù hợp với lứa tuổi.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV yêu cầu HS quan sát tranh H

47.3,giới thiệu: Đây là hiện tượng xảy ra sau xói mòn.

? Đó là hiện tượng gì.

? Tại sao lại có hiện tượng đó.

? Thực tế còn gặp hiện tượng hạn hán kéo dài ở Miền Nam, ngập lụt ở Miền Trung, giải thích vì sao có những hiện tượng đó.

B2: GV cho HS xem thêm tranh ảnh, tư

liệu

? Cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng trên.

B3:GV chốt đáp án đúng cho HS.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV: -> Hiện tượng ngập lụt.

->Mưa lớn, đất lhông giữ được nước, trôi xuống -> ngập lụt.

- HS giải thích theo ý hiểu của mình.

- Đại diện HS trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung

- Trồng cây gây rừng.

- HS nêu kết luận về vai trò của thực vật.

Tiểu kết: Thực vật có vai trò trong việc hạn chế ngập lụt và hạn hán. Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.

Mục tiêu: HS nắm được: Thực vật có vai trò góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. Hoạt động của GV

B1:GV yêu cầu HS quan sát lại H 47.1

SGK.? Nước rơi xuống sẽ đi đâu. ? ở nơi A và B, nơi nào có lượng nước ngầm lớn hơn vì sao?

B2:Gv bổ sung cho HS nêu HS trả lời

chưa đủ ý.

Hoạt động của HS

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV: -> Tạo thành xuối chảy xuống 1 phần ngấm xuống đất.

- Nơi có rừng.

- HS nêu kết luận về vai trò của rừng với việc bảo vệ nguồn nước ngầm.

Tiểu kết:

Thực vật có vai trò góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.

Ghi nhớ : SGK/ 148

3. Củng cố.

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

GV yêu cầu HS làm Bài tập: Nhờ đâu thực vật có khả năng giữ đất chống xói mòn.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SINH HỌC 6 (PHƯƠNG PHÁP MỚI) - DOWNLOAD (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w