1. Kiến thức
- Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sínhản sinh dưỡng do người. Nêu được sự giống và khác nhau giữa hai hình thức trên.
- Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành.
- Phân biệt hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. - Biết cách giâm, chiết, ghép.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to hình 27.1 đến 27.4.
Mẫu vật: Cành sắn, cành dâu, ngọn mía, rau muống đã mọc rễ. 2. Chuẩn bị của HS: Cành rau muống cắm trong bát đất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
1/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là :
A. Là sự hình thành cá thể mới trong tự nhiên.
B. Là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) không có sự can thiệp của con người.
C. Là sự hình thành cá thể mới từ thân hoặc lá của một cây mà không có sự tác động của con người.
D. Là sự hình thành cá thể mới nhờ giâm, chiết hoặc ghép. 2/ Muốn khoai lang không mọc mầm thì phải làm gì? A. Thu hoạch sớm.
B. Thu hoạch ngay sau khi cây ra hoa. C. Bảo quảm nơi không có ánh sáng. D. Bảo quản củ nơi khô ráo.
2. Bài học
A. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích
thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs theo nhóm: Ngâm đoạn rau muống, đoạn cây rau ngót ở vườn nhà cho mọc rễ.
- Gv giới thiệu đấy chính là nội dung bài học hôm nay, cụ thể ta cùng tìm hiểu.
B. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra
ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành