9. Cấu trúc luận văn
3.4. Thăm dò tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp
Bất kỳ một đề tài khoa học nào cũng thường được tiến hành, đánh giá tính chân thực thông qua kết quả tìm ra các luận cứ của việc lấy ý kiến chuyên gia, trải qua thực nghiệm. Tuy nhiên để tiến hành việc thực nghiệm các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề như đã nêu ở trên gặp những khó khăn nhất định vì các đặc điểm chủ yếu sau:
- Để có kết quả cụ thể, tin cậy khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề như tác giả đề tài đề xuất ở trên thì phải tiến hành ít nhất là một năm học. Trong khi đó thời gian hoàn thành luận văn này chưa đầy một năm. Vì lẽ đó, để tiến hành thực nghiệm đầy đủ chính xác các ý tưởng nghiên cứu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
- Trong thực nghiệm phải có mẫu đối chứng. Việc tìm mẫu đối chứng trong một Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề là rất khó, vì vậy phải tìm mẫu đối chứng ở trung tâm khác. Trong khi đó hiện nay tất cả các trung tâm đều đang thực hiện hướng đi của riêng mình trên từng địa phương có đặc thù riêng, đào tạo mang tính địa phương cho nên rất khó cho công tác so sánh đối chiếu.
- Khi tiến hành thực nghiệm các biện pháp quản lý đào tạo nghề mà tác giả đề tài đề xuất sẽ tác động tới toàn bộ mọi thành viên và hoạt động chung của các trung tâm. Trong khi đó các hoạt động của các trung tâm vẫn phải tiến hành theo kế hoạch, nhiệm vụ chính trị được giao và danh hiệu đăng kí thi đua từ đầu năm. Vì vậy các trung tâm không thể chú tâm thực hiện các biện pháp của người nghiên cứu, do đó việc thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn.
Để thực hiện thành công mỗi biện pháp quản lý thì công tác tổ chức thực hiện là rất quan trọng. Do thời gian nghiên cứu có hạn, đồng thời từ các lý giải trên trong luận văn này tác giả đề tài xin được kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình bằng phương thức lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết, hợp lý, mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Tác giả đề tài đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.
Đánh giá về tính cần thiết tác giả đưa ra 04 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, ít cần thiết và không cần thiết, tương ứng với số điểm là: 04 điểm, 03 điểm, 02 điểm và 01 điểm;
Đánh giá về tính khả thi có 04 mức độ: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi và không khả thi, tương ứng với số điểm là: 04 điểm, 03 điểm, 02 điểm và 01 điểm.
Để tăng tính khách quan của việc đánh giá, tác giả đề tài xin ý kiến của các cán bộ quản lý đào tạo nghề có nhiều năm công tác và kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động ĐTN, đồng thời cũng xin ý kiến đánh giá của các giáo viên cơ hữu cùng những giáo viên thỉnh giảng nhiều năm tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình.
Tổng số người được xin ý kiến là 40, trong đó 05 cán bộ là lãnh đạo Sở LĐ - TB&XH và Phòng Quản lý đào tạo nghề, 35 cán bộ là lãnh đạo, trưởng các bộ phận chuyên môn và CBgiáo viên các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình.
Tác giả đề tài đã xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về 6 biện pháp cụ thể với câu hỏi: Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác ĐTN tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá của mình về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo nghề của Giám đốc các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình.
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình
Trung tâm Mức độ Rất cần (4đ) Cần (3đ) Ít cần (2đ) Không cần (1đ) Điểm TB X Xếp thứ bậc Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1
Hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương
31 77,5 9 22,5 0 0 0 0 3,78 3
2
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng tay nghề
24 60 12 30 4 10 0 0 3,4 6
3 Phát triển đội ngũ
CBgiáo viên dạy nghề 29 72,5 11 27,5 0 0 0 0 3,73 4
4 Cải thiện các điều kiện
phục vụ dạy và học nghề 36 90 4 10 0 0 0 0 3,9 1
5
Thực hiện đánh giá lấy ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng lao động
27 67,5 10 25 3 7,5 0 0 3,53 5
6
Tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với các CSSX, doanh nghiệp hỗ trợ cho quá trình ĐTN và tạo việc làm cho học viên sau tốt nghiệp
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình
Trung tâm Mức độ Các biện pháp Rất khả thi (4đ) Khả thi (3đ) Ít khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) Điểm TB X Xếp thứ bậc Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Hoàn thiện mục tiêu,
nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương
21 52,5 19 47,5 0 0 0 0 3,53 4
2 Đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng tay nghề
23 57,5 14 35 3 7,5 0 0 3,43 5
3 Phát triển đội ngũ cán
bộ giáo viên dạy nghề 29 72,5 9 22,5 2 5 0 0 3,63 3
4 Cải thiện các điều kiện
phục vụ dạy và học nghề
30 75 10 25 0 0 0 0 3,75 2
5 Thực hiện đánh giá lấy
ý kiến phản hồi về chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng lao động
21 52,5 14 35 5 12,5 0 0 3,28 6
6 Tìm kiếm đối tác, thiết
lập quan hệ với các CSSX, doanh nghiệp hỗ trợ cho quá trình ĐTN và tạo việc làm cho học viên sau tốt nghiệp
Qua kết quả khảo sát, cho thấy rõ sự cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Nhìn chung các biện pháp đưa ra đều được đánh giá mức cần thiết là rất cao, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên mức độ cần thiết của từng biện pháp không giống nhau và không phải tất cả các biện pháp đều cần thiết 100%, song tỉ lệ cho là cần thiết đã minh chứng tính đúng đắn trong từng biện pháp đã đề xuất, đặc biệt đối với một số biện pháp như biện pháp cải thiện các điều kiện phục vụ dạy và học nghề (X = 3,8, xếp bậc 1) và biện pháp tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ với các CSSX, doanh nghiệp hỗ trợ cho quá trình ĐTN và tạo việc làm cho học viên sau tốt nghiệp (X = 3,85, xếp bậc 2).
Các ý kiến cũng đều đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp. Biểu đồ hóa các biện pháp trên sau khi khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức khả thi đã chứng tỏ tính ưu việt của các biện pháp mà tác giả đề tài đã đưa ra.
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi
Thông qua biểu đồ thì điểm trung bình cộng của mức độ đánh giá về sự cần thiết trong các biện pháp đã đề ra luôn tương ứng với điểm trung bình cộng của mức độ đánh giá về mặt khả thi, không có sự chênh lệch đáng kể.
Dựa vào kết quả thăm dò thì có thể nhận định được tính ưu việt của các biện pháp mà tác giả đề tài đã đưa ra.
Kết luận chương 3
Từ thực tế điều tra và qua phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình, trong chương 3 tác giả đã xác định được các nguyên tắc cơ bản trong quản lý đào tạo nghề, đồng thời đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề đối với các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề trong giai đoạn hiện nay.
Các biện pháp đề xuất trên cơ sở các quan niệm phổ biến hiện nay về quản lý đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn mới của tỉnh Quảng Bình. Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những điểm tồn tại, hạn chế và phát huy được những mặt mạnh trong công tác quản lý đào tạo nghề ở các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình, trong từng biện pháp tác giả đã đưa ra mục tiêu biện pháp, nội dung biện pháp và cách thức thực hiện.
Các biện pháp đề xuất đã được các CBquản lý, giáo viên DN đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất của tác giả đề tài là phù hợp với thực tế, nếu áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo nghề ở các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ