Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 66 - 69)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy

phương pháp giảng dạy là thành tố quan trọng của quá trình dạy học, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, mà đặc biệt đối với TTGD - DN, phương pháp giảng dạy trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, cũng như thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học viên.

Từ nhận thức đó, các TTGD - DN luôn xem việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố có tính quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Do vậy, trong chỉ đạo công tác chuyên môn của mình, các Trung tâm thường xuyên phát động các phong trào thi đua cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn của TTGD - DN, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác và sử dụng có hiêụ quả trang TBDN cũng như các phương tiện dạy học hiện đại, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt chú ý tới tính độc lập sáng tạo của người học.

Hàng năm, các TTGD - DN đều cử CB giáo viên tham dự các khoá học bồi dưỡng phương pháp dạy học mới. Các trung tâm cũng đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn làm đồ dùng dạy học, yêu cầu giáo viên lên lớp phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học và các trang thiết bị theo yêu cầu của bài giảng đã được thể hiện trong kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Để việc đánh giá được thống nhất, các Trung tâm chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết giảng mà trong đó phương pháp giảng dạy được xem là một trong những tiêu chí quan trọng. Thực hiện kế hoạch năm học, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tổ chức thao giảng, dự giờ bình giảng trong từng khóa học, trên cơ sở đó chọn lựa những giáo viên có tiết giảng tốt, tham gia hội thi giáo viên toàn đơn vị, đồng thời chọn giáo viên giỏi đi thi cấp tỉnh.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Quán triệt sâu rộng các yêu cầu và tầm quan trọng của việc đổi

mới phương pháp giảng dạy 29 11 0 2,73 1 20 8 12 2,25 2

2 quản lý việc sử dụng và khai thác có hiệu quả trang thiết bị và

đồ dùng dạy học của giáo viên 28 10 2 2,65 2 17 11 12 2,13 5

3

Phát động phong trào thi đua cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Giao đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy cho bộ phận chuyên môn

21 13 6 2,38 5 13 14 13 2,0 7

4

Cử CBgiáo viên đi bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy mới, trên cơ sở đó áp dụng một cách linh hoạt trong điều kiện thực tiễn của trung tâm

25 12 5 2,6 3 20 12 8 2,3 1

5 Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, dự giờ định kỳ, đột xuất, xây dựng

bài giảng, tiết giảng mẫu 13 16 11 2,05 9 13 13 14 1,98 8

6

Tổ chức thử nghiệm hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện và tổ chức cho giáo viên cam kết thực hiện

21 15 4 2,43 4 18 12 12 2,1 6

7 CBgiáo viên tự bồi dưỡng tại chỗ, thường xuyên, thiết thực

đổi mới phương pháp giảng dạy 19 15 6 2,33 6 18 10 12 2,15 4

8

Xây dựng các tiêu chí, thang điểm đánh giá tiết giảng, trong đó coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy

16 12 12 2,1 8 10 18 12 1,95 9

9

Xây dựng chế độ khen thưởng, hỗ trợ động viên CBgiáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy

17 13 10 2,18 7 16 16 8 2,2 3

Điểm trung bình các nội dung X = 2,38 Y = 2,11

- Đánh giá về mức độ thực hiện, đa số các ý kiến đồng tình với các nội dung về mức độ thực hiện trung bình, điểm trung bình của các nội dung đạt X = 2,38. Tuy nhiên, chỉ có 4 nội dung đạt điểm trung bình từ 2,43 đến 2,7, còn lại 5 nội dung đạt điểm trung bình từ 2,05 đến 2,38, số phiếu đánh giá về mức độ thực hiện thường xuyên đạt thấp chỉ đạt dưới 45%. Chính vì thế cần phải có sự điều chỉnh một cách phù hợp hơn ở một số tiêu chí của các nội dung quản lý, để mọi thành viên trong đơn vị đồng tình ở mức độ cao hơn.

- Đánh giá về kết quả thực hiện, điểm trung bình các nội dung Y = 2,11, trong đó có 2 nội dung đạt số phiếu đánh giá kết quả thực hiện tốt đạt 50% là nội dung 1 và 4. Số nội dung còn lại đánh giá kết quả thực hiện tốt đạt số phiếu thấp, đặc biệt ở nội dung 3 và 5 đã chỉ rõ việc thực hiện chưa tốt, mới đạt ở mức độ trung bình. Vì vậy, trong công tác quản lý ở các trung tâm, việc tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy các TTGD - DN cần phải nghiêm túc đánh giá lại và tổ chức thực hiện các nội dung sao cho hiệu quả hơn.

Từ số liệu ở bảng 2.13, tính được R = 0,5, hệ số tương quan ở mức trung bình. Vì vậy, có thể kết luận: Giữa thực tế đánh giá về mức độ thực hiện của các nội dung quản lý với đánh giá về kết quả thực hiện chưa thực sự phù hợp. Vẫn còn khoảng cách giữa việc triển khai và thực hiện, đòi hỏi các TTGD - DN cần phải tiếp tục tìm cách thực hiện tốt hơn nữa trong công tác quản lý của mình, sao cho mức độ thực hiện của các nội dung quản lý và kết quả thực hiện có sự tương quan chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 66 - 69)