Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 72 - 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Trong những năm qua, các TTGD - DN luôn quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại trung tâm ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả hơn và đạt mục tiêu đề ra.

Từ khi kế hoạch đào tạo của năm học và khóa học đã được phê duyệt, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề thường xuyên chỉ đạo các tổ chức có liên quan trong trung tâm tổ chức thực hiện. Để đánh giá chất lượng đào tạo nghề chuẩn xác, kip thời thì công tác kiểm tra, đánh giá phải được làm thường xuyên từ khi lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến lúc sơ, tổng kết. Các trung tâm cũng đã chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch định kỳ, đột xuất thanh tra trực tiếp mọi hoạt động trong toàn trung tâm.

Trung tâm chỉ đạo xây dựng các tiêu chí đánh giá trong các hoạt động giảng dạy và học tập, các tiêu chí đánh giá về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo. Đặc biệt, luôn quan tâm đến công tác tổ chức thi, kiểm tra vừa đảm bảo nghiêm túc, vừa đảm bảo đánh giá chất lượng đào tạo nghề một cách khách quan.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch

và nội dung, tiêu chí đánh giá các hoạt động của giáo viên và học tập của học viên

29 10 1 2,7 4 25 9 6 2,48 2

2 Quán triệt nội quy, quy chế, kế

hoạch, nội dung chương trình đào tạo tới toàn thể CBgiáo viên và học viên

36 4 0 2,9 1 29 7 4 2,6 1

3 Xây dựng nội dung, thời gian,

qui trình hội họp hợp lý, hiệu quả 34 4 2 2,8 2 21 11 8 2,33 4

4 Xây dựng các nội dung kiểm tra

và các tiêu chí đánh giá về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập

20 14 6 2,3 8 20 8 12 2,2 6

5 Xây dựng nội dung kiểm tra,

thanh tra chuyên môn đối với các tổ chức, chuyên môn và giáo viên

29 5 6 2,58 6 15 15 10 2,13 7

6 Cải tiến phương thức kiểm tra,

đánh giá, đổi mới nội dung, cách thức, qui trình ra đề thi, coi và chấm thi tốt nghiệp; xây dựng ngân hàng đề thi

29 11 0 2,73 3 17 16 7 2,25 5

7 Tổ chức hội nghị khách hàng,

trên cơ sở đó nắm bắt các thông tin về chất lượng nguồn lao động do trung tâm đào tạo.

30 6 4 2,6 5 15 9 16 1,9 9

8 Ký kết hợp đồng liên kết đào

tạovới các CSSX, doanh nghiệp để đưa học viên đi thực tập sản xuất và thực tập tốt nghiệp

21 7 12 2,22 9 11 18 11 2,08 8

9 Chỉ đạo các bộ phận định kỳ báo

cáo kết quả kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý

25 11 4 2,53 7 21 13 6 2,38 3

Điểm trung bình các nội dung X = 2,59 Y = 2,26

- Đánh giá về mức độ thực hiện, hầu hết các ý kiến đều thống nhất với các nội dung ở mức độ thực hiện thường xuyên. Điểm trung bình chung đạt X = 2,59, trong đó 7 nội dung đạt điểm trung bình từ 2,53 ≤ X ≤ 2,9, có 3 nội dung đồng tình với mức độ thường xuyên khá cao chiếm tỷ lệ từ 75% đến 85 %, đó là các nội dung 2, 3 và 7.

- Đánh giá về kết quả thực hiện, đa số ý kiến cũng đồng tình ở kết quả thực hiện trung bình và tốt, điểm trung bình chung Y= 2,26, có 5/9 nội dung có ý kiến đồng tình với đánh giá về kết quả thực hiện tốt đạt tỷ lệ 50% trở lên đó là các nội dung 1, 2, 3, 4 và 9. Tuy nhiên vẫn có 4/9 nội dung có ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện không tốt có tỷ lệ khá cao từ 27,5% trở lên. Đây là kết quả mà các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cần lưu ý tìm nguyên nhân và giải pháp để khắc phục.

Từ các số liệu ở bảng 2.15 tính được R = 0,4, có thể kết luận: giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện có sự tương quan rất lỏng, không chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý điều hành của trung tâm vẫn còn nhiều yếu tố do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan tạo ra quá trình thực hiện chưa theo ý muốn. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý thực hiện có hiệu quả các nội dung đề ra, sẽ tăng được , và R đạt cao hơn.

Trong 6 nội dung về quản lý đào tạo nghề đã được khảo sát thực trạng ở trên, tác giả đề tài muốn có sự đánh giá thêm của chính học viên đang học tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề về 2 nội dung liên quan trực tiếp đến học viên, đó là: quản lý hoạt động học tập của học viên và quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề.

Để đánh giá một cách tương đối chính xác và khách quan, tác giả đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến cho 100 học viên đang học tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề. Kết quả chỉ ra theo bảng 2.12 và 2.13 sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý hoạt động học tập của học viên (thông qua phiếu trưng cầu ý kiến học viên)

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Học viên được quán triệt đầy đủ

quy định, quy chế của Bộ và của trung tâm về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người học nghề

79 21 0 2,79 1 77 13 10 2,67 3

2 Tổ chức giáo dục nhận thức về

nghề nghiệp, động cơ và thái độ

học tập của học viên 71 22 7 2,64 4 78 16 6 2,72 2

3 Xây dựng quy chế phối hợp giữa

bộ phận quản lý học viên, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên trong công tác quản lý hoạt động học tập của học viên

72 15 13 2,6 5 54 23 23 2,31 8

4 Xây dựng cơ chế phối hợp các bộ

phận trong trung tâm với gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý quá trình học tập của học viên

68 16 16 2,52 8 55 24 21 2,34 7

5 Thường xuyên giáo dục ý thức và

các phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên

75 20 5 2,7 3 85 10 5 2,8 1

6 Tạo điều kiện thuận lợi cho học

viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tổ chức tốt học tập ngoại khoá.

68 22 10 2,58 6 63 20 17 2,46 5

7 Khen thưởng, kỷ luật kịp thời

trong các phong trào thi đua học

tập và rèn luyện của học viên 80 15 5 2,75 2 67 18 15 2,52 4

8 Xây dựng các tiêu chí và tổ chức

việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tập và rèn luyện của học viên

69 16 15 2,54 7 58 22 20 2,38 6

Điểm trung bình các nội dung X = 2,64 Y= 2,52

- Đánh giá về mức độ thực hiện, hầu hết các học viên có nhận xét mức độ thực hiện của các nội dung khá thường xuyên, điểm trung bình của các nội dung X

= 2,64, tất cả 8/8 nội dung đều đạt mức phiếu trên 68% tán thành mức độ thực hiện thường xuyên, trong đó có 5 nội dung đạt trên 70% tán thành thường xuyên thực hiện. Có 7/8 nội dung có số ý kiến không thường xuyên đạt dưới 16%, tất cả đã biểu thị sự đúng đắn trong việc thường xuyên thực hiện các nội dung quản lý hoạt động học tập của học viên.

- Đánh giá về kết quả thực hiện, đa số học viên cho rằng các nội dung được thực hiện khá tốt, điểm trung bình của các nội dung khá cao, Y= 2,52. Có 3/8 nội dung cần phải xem xét, đó là nội dung 3, 4 và 8 đánh giá kết quả thực hiện chưa tốt, số ý kiến từ 20% trở lên. Căn cứ vào các số liệu tổng hợp ở bảng 2.12 trên, ta tính được R = 0,56. Điều này có thể kết luận giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện có sự phù hợp và tương quan thuận mang tính tương đối chặt chẽ, cần có sự điều chỉnh thêm.

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề

(thông qua phiếu trưng cầu ý kiến của học viên)

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Xây dựng kế hoạch và nội dung

cũng như các tiêu chí đánh giá các hoạt động của giáo viên và học tập của học viên từ đầu khoá học

90 10 0 2,9 2 71 12 17 2,54 4

2 Quán triệt tới CBgiáo viên, học

viên nội quy, quy chế, nội dung chương trình đào tạo của trung tâm, chế độ chính sách đối với học viên học nghề.

94 6 0 2,94 1 80 8 12 2,68 2

3 Xây dựng nội dung, thời gian, quy

trình hội họp, sinh hoạt đoàn thể

hợp lý, hiệu quả. 88 12 0 2,88 3 80 10 10 2,7 1

4 Xây dựng nội dung kiểm tra và các

tiêu chí đánh giá về CSVC, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập

81 14 5 2,76 7 61 18 21 2,4 5

5 Xây dựng nội dung kiểm tra chất

lượng lẫn chuyên môn đối với tất

cả các tổ chức trong trung tâm. 89 5 6 2,83 6 72 12 16 2,56 3

6 Cải tiến phương thức kiểm tra,

đánh giá mà trước hết là đổi mới nội dung, cách thức, quy trình ra đề thi, coi và chấm thi

85 15 0 2,85 5 58 16 26 2,32 6

7 Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá

các hoạt động đào tạo nhằm kịp

thời chấn chỉnh và xử lý 86 14 0 2,86 4 52 24 24 2,28 7

8 Tổ chức hội nghị khách hàng trên

cơ sở đó nắm bắt các thông tin về chất lượng đào tạo nghề của trung tâm

80 15 5 2,75 8 55 10 35 2,2 9

9 Ký kết hợp đồng liên kết đào tạo

giữa trung tâm và các CSSX, doanh nghiệp để đưa học viên đi thực hành, thực tập

79 15 6 2,73 9 52 18 30 2,22 8

Điểm trung bình các nội dung X = 2,83 Y= 2,43

- Đối với mức độ thực hiện, hầu hết các học viên đều đồng tình ủng hộ các nội dung với số ý kiến rất cao ở mức độ thường xuyên, điểm trung bìnhX = 2,83. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến ở mức độ không thường xuyên (nội dung 4,5,8 và 9) nhưng đạt tỷ lệ thấp từ 5% đến 6%.

- Ở kết quả thực hiện, đa số học viên cũng đồng tình với việc tổ chức thực hiện ở mức độ tốt và trung bình, điểm trung bình đạt Y= 2,43, số ý kiến đánh giá ở mức độ tốt đạt từ 2,54 ≤ Y≤ 2,7 gồm các nội dung 1, 2, 3 và 5. Điều đáng chú ý là các nội dung 4, 6, 7, 8 và 9 đã đánh giá việc thực hiện các nội dung đó ở kết quả chưa tốt, đạt tỷ lệ từ 21% đến 35%.

Từ các số liệu tổng hợp trong bảng 2.13, tính được R = 0,58. Vì vậy, có thể kết luận khi khảo sát ở đối tượng là học viên các nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, thì giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện có tương quan thuận và tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác quản lý có lúc chưa kiên quyết và chưa đạt hiệu quả cao, công tác quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng và công việc tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh, thay đổi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 72 - 78)