Tình hình về dạy nghề tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tình hình về dạy nghề tỉnh Quảng Bình

Hệ thống cơ sở dạy nghề: Theo báo cáo của Sở LĐ - TB&XH Quảng Bình đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 27 CSDN (cụ thể ở phụ lục 01). Trong đó có 01 trường Cao đẳng nghề, 02 trường Trung cấp nghề, 08 Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cấp huyện, 02 Trung tâm dạy nghề (Trung tâm DN Hội LHPN tỉnh và Trung tâm DN Hội Nông dân tỉnh) và 14 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Nhìn chung số lượng các CSDN trong cả tỉnh còn rất hạn chế, sự phân bố các CSDN còn bất hợp lý, tập trung nhiều ở thành phố Đồng Hới , Với 123 phòng học lý thuyết, 84 phòng/xưởng thực hành và 03 thư viện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề đang từng bước được đầu tư hoàn thiện, nhiều cơ sở dạy

nghề được xây mới, sửa chữa, nâng cấp, mua săm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học... đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ dạy nghề.

+ Quy mô đào tạo: Giai đoạn 2010 - 2014 các cơ sở dạy nghề đã đào tạo được 61.192 người (Cao đẳng nghề 108 người, trung cấp nghề 5.192 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 55.900), bình quân mỗi năm đào tạo được 13.500 người , tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2014 đạt 52%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 29,5% . Tỷ lệ học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm hoặc tự tạo việc làm đạt trên 70% [31].

+ Đội ngũ giáo viên, người dạy nghề: Số lượng giáo viên, người dạy nghề trong 5 năm 2010 - 2014 là 590 người trong đó 346 người là giáo viên, 244 là người dạy nghề (người dạy nghề là kỹ sư, thợ giỏi, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật tham gia dạy nghề và truyền nghề) - (cụ thể ở phụ lục 02). Trong đó giáo viên cơ hữu của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề là 99 người (biên chế là 87 người, hợp đồng 12 người). số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề trong 5 năm 2010 - 2014 là 216 người, số người dạy nghề được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng dạy học là 155 người. Nhìn chung, số lượng giáo viên dạy nghề giảng dạy trong các trường trung cấp chuyên nghiệp có ĐTN chiếm tỷ lệ cao nhất 39% và trong các trường trung cấp nghề và các CSDN khác tỷ lệ gần 25%, còn số lượng giáo viên dạy nghề giảng dạy trong các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề chiếm tỷ lệ thấp 11,6 %. Theo kết quả điều tra của Sở LĐ - TB&XH Quảng Bình, cơ cấu trình độ của đội ngũ giáo viên tại thời điểm tháng 6 năm 2014: Thạc sĩ 16 người, chiếm tỷ lệ 4,6%; trình độ đại học 138 người, chiếm 39,9%; trình độ cao đẳng 74 người, chiếm 21,4%; trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, trình độ khác 118 người, chiếm 34,1%. Giáo viên đạt chuẩn 249 người, chiếm 71% (cụ thể ở phụ lục 03).

+ CSVC phục vụ đào tạo: Giai đoạn 2010 - 2014, ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề của tỉnh: 51.050 triệu đồng cho các hoạt động: Tăng cường CSVC, thiết bị, xây dựng chương trình, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn, điều tra, khảo sát, tuyên truyền, giám sát, đánh giá. [22]. Đến nay

Do vậy, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy và học đã được cải thiện một bước. Các CSDN đã dần từng bước khắc phục tình trạng dạy chay, học chay,

một số cơ sở đã được đầu tư xây dựng mới phòng học, nhà xưởng, trang TBDN hiện đại, v.v.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều CSDN vẫn còn thiếu phòng học, nhà xưởng thực hành, trong đó các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cấp huyện còn thiếu nhiều. Về trang TBDN mặc dầu đã được đầu tư và có sự cải thiện hơn so với trước, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu về số lượng, chủng loại, v.v. (Nguồn: Sở LĐ - TB&XH Quảng Bình).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w