Chất lượng đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề và yêu cầu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 52 - 53)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Chất lượng đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục-Dạy nghề và yêu cầu

Trong thời gian qua, công tác ĐTN tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã có nhiều cố gắng, kịp thời đáp ứng nguyện vọng của người lao động, đặc biệt là nhiều thanh thiếu niên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Tuy CSVC và đội ngũ CBgiáo viên của các trung tâm còn gặp nhiều khó khăn nhưng các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã năng động sáng tạo phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác dạy nghề theo kế hoạch đề ra, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các trung tâm đã tổ chức được hàng trăm lớp đào tạo ở nhiều lĩnh vực ĐTN khác nhau và cấp chứng chỉ nghề cho hàng ngàn người học nghề trên địa bàn tỉnh.

Với phương châm từng bước đào tạo những ngành nghề ngắn hạn phù hợp với nhu cầu lao động sản xuất tại địa phương, các trung tâm đã nghiên cứu và trực tiếp làm việc với chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để phối hợp tuyển sinh mở lớp dạy nghề. Thông qua sự phối hợp của mạng lưới chính quyền địa phương, các trung tâm đã đào tạo và giới thiệu việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người lao động tại các địa phương trong tỉnh.

Tuy vậy, chất lượng đào tạo nghề nhìn chung vẫn còn thấp, lao động sau khi được ĐTN vẫn chưa đáp ứng yêu cầu làm việc ngay tại các CSSX, doanh nghiệp mà phần lớn vẫn phải trải qua thời gian đào tạo lại hoặc cần thời gian thử việc dài mới đảm đương được công việc.

Thực tế cho thấy qua các lần tổ chức hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm tại Quảng Bình, một vấn đề nghịch lý là nhu cầu cần tuyển lao động rất lớn, cơ hội để tìm việc làm rất nhiều, số lao động đăng ký rất đông nhưng số lao động được tuyển qua phỏng vấn, thử tay nghề lại rất ít. Các đơn vị sử dụng lao động đều cho rằng chất lượng nguồn lao động ở Quảng Bình còn thấp, lao động phổ thông không có nghề chiếm số lượng lớn, lao động có nghề lại tập trung các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ xã hội còn các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ.

Một nguyên nhân có thể rút ra là các trung tâm do các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề chưa đầy đủ, vì vậy đào tạo mới chỉ ở mức trang bị khái niệm cho người lao động, chưa chú trọng đến điều kiện thời gian dành cho thực hành rèn luyện kỹ năng nghề.

Nhằm giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp đồng bộ như: Tập trung đầu tư phát triển các khu công nghiệp; đầu tư phát triển các vùng, các ngành nghề trọng điểm; khôi phục và phát triển các làng nghề; thực hiện chương trình phát triển NNL phục vụ phát triển KT - XH, trong đó có qui hoạch mạng lưới, phát triển dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một tất yếu.

Cùng với hệ thống ĐTN, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề mà quan trọng là cần tăng cường công tác quản lý tại các trung tâm, đầu tư đầy đủ các điều kiện đảm bảo để tổ chức tốt hoạt động ĐTN.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w