9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo hướng tăng cường thực hành, rèn
thực hành, rèn luyện tay nghề cho HS
- Mục tiêu biện pháp
+ Kích thích động cơ học tập của học viên, khơi dậy ý chí quyết tâm vươn lên làm chủ kiến thức và tiếp nhận kiến thức một cách chủ động linh hoạt sáng tạo.
+ Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động trong hoạt động nhận thức của học viên. Học đi đôi với hành, áp dụng ngay được vào thực tế công việc và cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động.
+ Tạo hiệu quả cho giờ dạy, đảm bảo chuyên môn, nâng cao uy tín của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học.
+ Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới mang tính tư duy sáng tạo, rèn luyện tay nghề của học viên.
+ Hướng dẫn và kiểm tra phần tự học, tự đào tạo tự rèn luyện của học viên, hướng dẫn thực hành thực tập nghề nghiệp.
+ Sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học phù hợp, đặc biệt là các mô hình học cụ và phương tiện thực hành mang tính hiện đại, cập nhật thực tế.
- Cách thức thực hiện
Trước hết phải tuyên truyền tới đội ngũ giáo viên đứng lớp ý thức về hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường thực hành là điều tất yếu. Cụ thể là tìm cách khắc phục những nhược điểm trong cách dạy cũ thiên về lý thuyết, đề xuất khai thác triệt để các ưu điểm khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là thiên về thực hành kỹ năng tay nghề.
Thường xuyên tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm, sử dụng các thiết bị và viết sáng kiến kinh nghiệm. Tổ chức cho giáo viên tham gia các buổi hội giảng, đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các CSDN, CSSX, doanh nghiệp.
Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trước hết phải quan tâm đến các biện pháp:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trực tiếp giảng dạy theo phương pháp tích hợp và chú ý các giờ dạy thực hành.
+ Chỉ đạo bộ phận chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch chương trình hành động thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là vấn đề tự học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tăng cường CSVC phục vụ cho việc đào tạo như đồ dùng dạy học, vật liệu, trang thiết bị thực hành.
+ Tăng cường công tác quản lý chuyên môn nhằm phát triển tính tự giác của học viên trong quá trình học tập, tăng cường hệ thống câu hỏi phát vấn.
+ Cải tiến phương pháp học của học viên, tăng cường nhiều vấn đề khi cho học viên thực hành.
+ Tăng cường công tác đưa học viên đi thực tế tại các CSSX, doanh nghiệp. + Chỉ đạo làm tốt các đề tài cải tiến kỹ thuật, sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học viên.