Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và học nghề của học viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 58 - 63)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và học nghề của học viên

- Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Công tác giảng dạy được xem là hoạt động trọng tâm của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, do đội ngũ giáo viên thực hiện và đòi hỏi cần đầu tư nhiều thời gian và công sức của CB giáo viên. Nói đến quản lý công tác giảng dạy là nói đến việc chỉ đạo, điều hành đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng nội quy, quy chế, quy định và thực hiện đúng đủ nội dung, chương trình cũng như kế hoạch đào tạo, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa, công tác giảng dạy trong đơn vị dạy nghề chính là quá trình tổ chức về nhận thức và rèn luyện tay nghề cho người học. Vì thế, chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định chất lượng của quá trình học tập của học viên, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề.

Thực trạng quản lý công tác giảng dạy của giáo viên cụ thể như sau:

- Các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu giáo trình, viết đề cương bài giảng và tiến hành soạn giáo án theo mẫu của Tổng cục dạy nghề ban hành, trước khi được phân công lên lớp. Ngoài ra còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi để giáo viên làm các mô hình học cụ, chuẩn bị các trang thiết bị và phương tiện dạy học, nhằm thực hiện giảng dạy đạt hiệu quả cao.

- Để công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề luôn động viên đội ngũ giáo viên hưởng ứng các phong trào thi đua trong việc vận dụng và cải tiến các phương pháp giảng dạy trong học lý thuyết và thực hành. Đồng thời, tham gia một cách tích cực sáng tạo làm đồ dùng dạy học. Các trung tâm

đã xây dựng được cơ chế quản lý và hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, chính sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn cũng là yếu tố tác động tích cực công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã chỉ đạo bộ phận đào tạo phối hợp với các bộ phận chuyên môn, xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo án, xếp loại tiết giảng trên cơ sở quy định của Bộ LĐ - TB&XH, từ đó kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác chuẩn bị giảng dạy của giáo viên.

Để giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy theo đúng quy chế của Bộ LĐ - TB&XH, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình môn học, đúng kế hoạch và tiến độ đào tạo. Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã đề ra các hoạt động nhằm quản lý tốt quá trình giảng dạy trên lớp của đội ngũ giáo viên. Cụ thể như sau:

- Khi xây dựng kế hoạch giáo viên, các bộ phận chuyên môn căn cứ vào khả năng chuyên môn cũng như số giờ định mức của từng giáo viên mà phân công hợp lý. Trên cơ sở đó căn cứ vào điều kiện CSVC của trung tâm xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học, bảo đảm tính khả thi trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy của một số giáo viên vẫn còn tồn tại như: Giáo án, giáo trình, tài liệu giảng dạy còn sơ sài, quá trình nghiên cứu tài liệu cập nhật kiến thức mới còn hạn chế. Đặc biệt công tác quản lý các hoạt động chuyên môn ở các bộ phận chưa đi vào chiều sâu còn mang nặng hình thức, CSVC kỹ thuật của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề còn lạc hậu và hạn chế, ảnh hưởng không ít đến quá trình tổ chức giảng dạy của CB giáo viên.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý công tác giảng dạy của giáo viên

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Tổ chức phê duyệt kế hoạch

giảng dạy của giáo viên 34 6 0 2,85 1 20 9 11 2,23 4 2 Quản lý việc thực hiện nội

dung, chương trình đào tạo

của giáo viên 29 9 2 2,68 3 16 16 8 2,2 5

3 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và tiến độ giảng dạy các

môn học của giáo viên 32 6 2 2,75 2 21 8 11 2,25 3 4 Quản lý việc soạn giảng và

quá trình chuẩn bị lên lớp của

giáo viên 27 11 2 2,63 4 21 10 9 2,3 2

5 Quản lý việc vận dụng và cải tiến các phương pháp giảng

dạy lý thuyết và thực hành 24 10 6 2,45 6 20 4 16 2,1 7 6 Quản lý quá trình tổ chức lớp

học, công tác chủ nhiệm của

giáo viên 22 10 8 2,35 7 11 14 15 1,9 8

7 quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ sổ sách chuyên

môn của giáo viên 26 12 2 2,6 5 20 16 4 2,4 1

8 Quản lý việc tự học, tự rèn của giáo viên thông qua các nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, dự giờ, bình giảng của giáo viên

20 10 10 2,25 8 11 13 16 1,88 10 9 Xây dựng các tiêu chí đánh

giá để xếp loại giáo án, tiết giảng, sáng kiến, đồ dùng dạy học tự làm

16 12 12 2,1 10 14 6 20 1,85 9 10 Quản lý công tác kiểm tra,

đánh giá chất lượng học tập của học viên mà giáo viên thực hiện theo các quy định

16 16 8 2,2 9 17 11 12 2,13 6

Điểm trung bình các nội dung X = 2,48 Y = 2,12

- Đánh giá về mức độ thực hiện, phần lớn các ý kiến cho rằng các nội dung quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên là thường xuyên, có 4/10 nội dung được thống nhất rất cao đó là nội dung 1,2,3 và 4, chỉ có nội dung 9 có điểm trung bình là X= 2,1 chứng minh cho thấy đội ngũ CB giáo viên cốt cán của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề phần nhiều đã ủng hộ việc thực hiện các nội dung quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên.

- Đánh giá về kết quả thực hiện, tính theo điểm quy ước, có 7/10 nội dung có điểm trung bình 2,1 < Y< 2,4 như vậy, kết quả thực hiện chỉ ở trung bình đến trung bình khá, còn 3 nội dung chỉ đạt Y< 1,9, nội dung 8 có Y = 1,88. Điều này có nghĩa là trong quá trình quản lý, điều hành cần tập trung tăng cường quản lý công tác soạn giảng, quá trình chuẩn bị lên lớp, quá trình tổ chức lớp học và quản lý lớp của giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học, thao giảng dự giờ cũng như xây dựng các tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo án, tiết giảng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Sử dụng công thức tính hệ số tương quan R.Spearman, theo số liệu của bảng 2.10 ta tính được R = 0,42, suy ra tương quan lỏng. Điều này phù hợp với những nhận xét, đánh giá trên.

- Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên: Nhận thức được vấn đề tổ chức quá trình học tập của học viên là một trong những yếu tố rất quan trọng của quá trình tổ chức dạy học, nó tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo. Trong những năm qua, các TTGD - DN đã tạo nhiều thuận lợi để mọi học viên được học tập tốt, phát huy tính sáng tạo trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với tổ chức Đoàn thể trong đơn vị thường xuyên phát động các phong trào thi đua học tập và rèn luyện nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học viên đạt kết quả cao. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý hoạt động học tập của học viên cũng còn một số mặt hạn chế như chưa đưa ra được các tiêu chí hướng dẫn hoạt động cụ thể mà còn chung chung, công tác quản lý học viên chưa chặt chẽ và linh hoạt, tổ chức công tác chủ nhiệm chưa tốt, chưa nắm hết được các đặc điểm của đối tượng học viên. CSVC của các trung tâm còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý các hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập ngoài giờ của học viên nói riêng, việc thúc đẩy các phong trào thi đua trong học viên chưa đồng bộ và rộng khắp, còn nặng về hình thức mà chưa chú trọng về nội dung.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý hoạt động học tập của học viên

Trung

tâm Các nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1

1 Quán triệt các quy định về

nhiệm vụ, trách nhiệm và

quyền lợi của học viên 30 8 2 2,7 1 31 8 1 2,75 1

2 Tổ chức giáo dục nhận thức về

nghề nghiệp, động cơ và thái

độ học tập của học viên 27 4 9 2,45 5 25 10 5 2,5 2

3 Xây dựng quy chế quản lý hoạt

động học tập của học viên thông qua bộ phận quản sinh, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thể.

28 10 2 2,65 2 23 12 5 2,45 3

4 Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ

giữa trung tâm, gia đình và xã hội trong việc tổ chức quản lý quá trình học tập của học viên

14 10 16 1,95 8 15 10 15 2 9

5 Giáo dục ý thức và các phương

pháp học tập, giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên

20 16 4 2,4 6 23 8 9 2,35 5

6 Khuyến khích học viên phát

huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tổ chức tốt học tập ngoại khoá, cùng tham gia nghiên cứu thực nghiệm với giáo viên

26 8 6 2,5 4 22 8 10 2,3 6

7 Khen thưởng, kỷ luật kịp thời

trong các phong trào thi đua học

tập và rèn luyện của học viên 28 8 4 2,6 3 15 14 11 2,1 7

8 Xây dựng các tiêu chí và kiểm

tra, đánh giá các hoạt động trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học viên

21 12 7 2,35 7 20 8 12 2,4 4

9 Theo dõi học viên sau khi tốt

nghiệp các khoá học nghề (6

tháng sau khi tốt nghiệp) 13 10 17 1,9 9 16 10 14 2,05 8

Điểm trung bình các nội dung X = 2,38 Y= 2,32

- Đánh giá về mức độ thực hiện, phần lớn các ý kiến đều cho rằng các nội dung đã nêu thực hiện khá thường xuyên, điểm trung bình chung của 9 nội dung này đạt X = 2,38, có 4 nội dung có điểm trung bình 2,5 < X < 2,7, nội dung 4 đạt

X = 1,95 và nội dung 9 đạt X = 1,9 điều này thể hiện rõ nét việc xây dựng mối quan hệ với gia đình học viên thực sự khó khăn khi nhận thức của người dân về học nghề còn hạn chế, đặc biệt tâm lí tự ti của người học khi đi học nghề, việc phối hợp theo dõi học viên sau khi tốt nghiệp học nghề còn chưa tốt, do vậy dẫn đến thiếu sự điều chỉnh trong chương trình đào tạo và kết nối được thông tin bên ngoài, đặc biệt là từ các CSSX, doanh nghiệp.

- Đánh giá về kết quả thực hiện, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với kết quả thực hiện tốt, điểm trung bình của cả 9 nội dung Y = 2,32 trong đó có 6 nội dung đạt điểm trung bình 2,3 < Y < 2,75, không có nội dung nào có điểm trung bình nhỏ hơn 2, điều này thể hiện sự đồng tình với kết quả thực hiện các nội dung này.

Áp dụng công thức tính hệ số tương quan theo thứ bậc R.Spearman và căn cứ theo số liệu được tổng hợp từ bảng 2.11 ta tính được R = 0,48. R <0,5 chỉ ra cho thấy giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự tương quan ở mức trung bình, chứng tỏ thấy việc thực thi các nội dung trên chưa được tốt, đòi hỏi Giám đốc các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cần tiếp tục tìm cách thực hiện hữu hiệu hơn nữa trong công tác quản lý hoạt động học tập của học viên ở đơn vị mình, từ đó mới đưa chất lượng đào tạo nghề của Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề ngày càng nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w