Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015

- Đặc điểm địa lý, dân cư và nguồn nhân lực: Quảng Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở khu vực Bắc Miền trung, là nơi hẹp nhất từ Đông sang Tây của lãnh thổ Việt Nam. Phần lãnh thổ đất liền có các tọa độ 105037' đến 107010' kinh độ Đông và từ 16056' đến 18005' vĩ độ Bắc.

Về hành chính, toàn tỉnh có 01 thành phố, 01 Thị xã và 06 huyện với 159 xã , phường, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình là 8.065 km2; phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào với đường biên giới chung dài 201,8 km, phía Đông giáp biển với chiều dài 116 km.

Về địa hình, Quảng Bình có cấu tạo phức tạp gồm vùng núi cao, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Về khí hậu, Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Khí hậu khắc nghiệt, mùa hè chịu tác động của cơn nóng (gió Lào) gay gắt, mùa thu - đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc và nhiều bão tố từ biển Đông. Về tài nguyên, diện tích đất tự nhiên tuy rộng nhưng đất canh tác ít, đa số là loại đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu và khô cằn, chua mặn, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khoáng sản tuy phong phú, đa dạng nhưng nói chung trữ lượng thấp; đáng kể chỉ có đá vôi, cao lanh và cát thạch anh.

Về dân cư và NNL: Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh, đến năm 2014 dân số toàn tỉnh là 868.174 người, dân số thành thị 169.532 người chiếm 19,53%; dân số nông thôn 698.652 người chiếm 80,47%. Dân cư Quảng Bình chủ yếu ở vùng nông thôn, tập trung nhất ở các huyện đồng bằng; hai huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, dân cư

thưa thớt và phân bổ không đều.Quá trình đô thi hóa ở quảng Bình thời gian qua còn chậm, tuy có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiêp.

Về tình hình lao động và việc làm: Đến cuối năm 2014 Quảng Bình có 532.064 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trong khối Nhà nước là 42.296 người, lao động ngoài Nhà nước là 479.243 người, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 629 người. Trong những năm qua cùng với việc mở mang phát triển các chương trình kinh tế trọng điểm, đa dạng hóa ngành nghề, loại hình kinh tế, tỉnh dã ban hành chính sách tạo môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, cơ sở kinh tế tự do thuê mướn người lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài chương trình hỗ trợ vốn giải quyết việc làm của nhà nước, còn huy động thêm nguồn vốn khác trong và ngoài nước để tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

Về kinh tế - xã hội : Kinh tế tiếp tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá, từng bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm đạt từ 7,5 - 8% Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,5 - 5%.Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hằng năm từ 22 - 23%, giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hăng năm từ 10 %. GRDP bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 2.300 tỷ đồng/năm

GD - ĐT, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, thông tin và truyền thông đạt được nhiều tiến bộ; xoá đói, giảm nghèo triển khai tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm”. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56%, trong đó tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt 33,1%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn giảm 5,5% so với năm 2013, Công tác giải quyết việc làm được quan tâm, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3,33 vạn lao động.

Hệ thống cơ sở y tế tiếp tục được cũng cố và tăng cường về CSVC, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ. Đến năm 2014 mạng lưới y tế rộng khắp, phủ kín 100% địa bàn xã , phường bao gồm cả 3 tuyến; tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã. Toàn tỉnh có 183 cơ sở y tế, trong đó có 9 bệnh viện, 83 phòng khám. 159/159 trạm y tế xã, phường có bác sĩ. Bình quân 1 vạn dân có 8,27 bác sĩ . 112/159 xã, phường, thị

trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, giảm tỷ suất sinh hàng năm từ 0,3 - 0,4%.

Các thiết chế văn hóa cơ sở, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Nhiều công trình văn hóa, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Nhờ đó, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến và bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và độc đáo của địa phương.

Trong những năm qua, KT - XH của tỉnh Quảng Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng đánh giá theo các tiêu chí chung Quảng Bình vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề xã hội phát sinh phức tạp, bất cập, đặc biệt là vùng các huyện miền núi. Qúa trình phát triển KT - XH không những gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và công nghệ mà còn khó khăn cả về NNL có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới. Nhưng với truyền thống quật khởi, vượt qua khó khăn của quê hương "Hai giỏi", dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Quảng Bình đang từng bước thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển KT - XH thông qua chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, NNL, nguồn vốn của địa phương và từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w