9. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Cùng với việc cũng cố tổ chức bộ máy, các Trung tâm quan tâm đến công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ. Trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ và định hướng phát triển, hàng năm các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã cử nhiều CBgiáo viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ vừa nâng cao chất lượng đội ngũ vừa chọn lựa bổ sung nguồn cán bộ cho trung tâm, đồng thời hợp đồng với những giáo viên, các nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia thỉnh giảng. Ngoài
ra, quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ tại chỗ, nâng cao chất lượng thông qua các hoạt động chuyên môn.
Tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ, hiện nay các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã và đang có chính sách hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho CBgiáo viên nâng cao nghiệp vụ sư phạm, hoàn chỉnh chương trình đại học, theo học sau đại học. Các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ theo hướng ổn định về số lượng, cơ cấu về trình độ và ngành nghề, đặc biệt chú trọng đến chất lượng và đạo đức sư phạm của CBgiáo viên.
Ngoài ra, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống tinh thần, vật chất và cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trung
tâm Các nội dung quản lý
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1 1
Xây dựng quy trình tuyển chọn giáo viên mới theo đúng quy định, tiêu chuẩn của Bộ LĐ - TB&XH
32 4 4 2,7 2 16 18 6 2,25 5
2
Tuyển dụng, mời cán bộ KHKT có nhiều kinh nghiệm ở các CSSX, doanh nghiệp và nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia thỉnh giảng
25 10 5 2,5 3 26 10 4 2,55 1
3
Tổ chức xây dựng kế hoạch tạo nguồn, cử CBgiáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý
32 8 0 2,8 1 20 16 8 2,5 2
4
Tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn ở cấp đơn vị như dự giờ bình giảng, xây dựng giáo án mẫu, tiết giảng mẫu
24 9 7 2,43 5 16 12 12 2,1 7
5
CBgiáo viên tự bồi dưỡng tại chỗ, thường xuyên, thiết thực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý
24 10 6 2,45 4 20 12 8 2,3 4
6
Tổ chức quản lý và phê duyệt kế hoạch làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật
16 16 8 2,2 8 19 10 11 2,2 6
7 Tổ chức cho CBgiáo viên tham quan học tập ở các CSDN,
CSSX, doanh nghiệp 24 14 1 2,28 7 14 14 12 2,05 8
8
Xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ đội ngũ CBgiáo viên; cơ chế khen thưởng đối với CBgiáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
22 12 6 2,4 6 27 5 8 2,48 3
Điểm trung bình các nội dung X = 2,47 Y = 2,3
- Đánh giá về mức độ thực hiện các ý kiến đều thống nhất cao với mức độ thực hiện thường xuyên, điểm trung bình của các nội dung X = 2,47 và điểm trung bình của từng nội dung nằm trong khoảng 2,2 < X < 2,8. Trong 8 nội dung này, có 6/8 nội dung được đồng tình mức độ thực hiện thường xuyên với số phiếu rất cao đạt tỷ lệ từ 70% đến 90%, nhưng vẫn có một số phiếu được đánh giá là không thường xuyên.
- Đánh giá về kết quả thực hiện, qua tổng hợp cho thấy rằng, hầu hết các nội dung đều có điểm trung bình trong khoảng 2,05 < Y< 2,55, điểm trung bình chung cho các nội dung này là Y= 2,3, điều này có nghĩa là đánh giá kết quả thực hiện được chỉ ở mức trung bình khá, công tác quản lý điều hành của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề chưa thật sự kiên quyết và triệt để, vì vậy nội dung 4, 6 và 7 có tới gần 30% phiếu đánh giá là thực hiện chưa tốt, đây chính là vấn đề các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cần quan tâm xem xét lại.
Để xem xét sự phù hợp giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện các nội dung quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên, CBquản lý trong những năm qua tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tác giả đề tài sử dụng hệ số tương quan thức bậc R.Spearman được tính toán trên cơ sở số liệu ở bảng 2.12 trên, kết quả là R = 0,5. Kết luận: Vì R = 0,5 nên thực tế mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là có sự tương quan phù hợp. Tuy nhiên, hệ số R tương đối nhỏ cho nên mức độ phù hợp này vẫn còn khoảng cách. Xuất phát từ mức độ thực hiện là tốt, song công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả chưa cao, đây là cơ sở để các trung tâm cần tăng cường công tác quản lý của mình thực hiện một cách có hiệu quả các nội dung quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên, CBquản lý.