9. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo
- Nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo được thống nhất và tuân thủ theo sự chỉ đạo của GĐ TTDN. Trong những năm qua nội dung CTĐT đã và đang từng bước được xây dựng, đổi mới phù hợp với điều kiện CSVC kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo của các TTGD - DN. ĐNGV đã tập trung biên soạn tài liệu giảng dạy, đồng thời các TTGD - DN cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của Phòng QLĐTN - Sở LĐ - TB&XH, làm việc với các CBGV và các chuyên gia kỹ thuật có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín biên soạn giáo trình giảng dạy, vừa đảm bảo các nội dung của CTĐT, vừa gắn với yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên, việc kiểm soát nội dung giảng dạy của một số môn học chưa được chặt chẽ và thống nhất, công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy mặc
dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, nhất là một số nội dung CTĐT chưa phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, còn có một số nghề đang được tổ chức đào tạo nhưng chưa có giáo trình giảng dạy, chính vì thế mà quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng giảng dạy trong các TTGD - DN vẫn còn bất cập.
- Chương trình đào tạo: Về xây dựng và QL CTĐT các TTGD - DN thực hiện theo quyết định 212/2003/QĐ - BLĐTBXH ngày 27/3/2003 của Bộ LĐ - TB&XH về việc ban hành các nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện CTĐT nghề; Thông tư số 31/2010/TT - BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ LĐ - TB&XH hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Trong quá trình tổ chức xây dựng CTĐT, các TTGD - DN đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tích cực tham gia soạn thảo, chỉnh lý các CTĐT ngắn hạn sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng và đã đưa vào giảng dạy đem lại những kết quả nhất định.
Các TTGD - DN luôn quan tâm chỉnh lí, bổ sung sửa đổi CTĐT một cách mềm dẻo linh hoạt ở tất cả các nghề đang được đào tạo tại TT. CTĐT sau một khóa học luôn được chỉnh lý, bổ sung từng bước hoàn thiện về mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung các môn học hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đào tạo NNL cho người học cũng như địa phương. Tuy nhiên, thực trạng chung là CTĐT hầu hết các ngành nghề vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa gắn kết được với thực tế, có ngành nghề chưa phù hợp với đối tượng đào tạo, đặc biệt, chưa thường xuyên cập nhật các tiến bộ KHKT tiên tiến.
- Chỉ đạo xây dựng và điều hành kế hoạch đào tạo: TTGD - DN chỉ đạo xây dựng kế hoạch GV, kế hoạch phân công GV giảng dạy phù hợp với chuyên môn được đào tạo, cũng như phân chia, bố trí giờ giảng cho GV đảm bảo thực hiện đầy đủ số giờ tiêu chuẩn theo qui định. Thực hiện kế hoạch GV, tất cả GV được phân công giảng dạy tiến hành xây dựng kế hoạch và lịch giảng dạy của mình. Mỗi GV phải lên phương án cụ thể kế hoạch giảng dạy môn học được phân công, bao gồm: Môn học, thuộc nghề gì; thể hiện nội dung khái quát của các đề mục giảng dạy; tổng số tiết của môn học, số tiết lý thuyết, số giờ thực hành; thể hiện các PP giảng dạy; các yêu cầu về trang thiết bị, phương tiện dạy học.
Sau khi kế hoạch giảng dạy môn học của GV được thống nhất và được lãnh đạo TTGD - DN phê duyệt thì bộ phận đào tạo phối hợp với bộ phận chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy cho toàn TT, nội dung gồm: Lớp, nghề đào tạo; nội dung đào tạo, thời gian và đối tượng thực hiện; số lượng các môn học, quy định các môn thi, môn kiểm tra; số tuần kiến tập, thực tập; số tuần ôn và thi tốt nghiệp; số tuần lao động công ích, nghỉ lễ và hoạt động ngoại khóa. Kế hoạch giảng dạy này luôn đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa kiến thức chuyên môn nghề với rèn luyện kỹ năng nghề, đồng thời đảm bảo quá trình giáo dục về đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đặc biệt, trong quá trình lập kế hoạch, lãnh đạo TTGD - DN luôn chỉ đạo phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế CSVC hiện có và tình hình năng lực của đội ngũ CBGV của TT hoặc hợp đồng GV bên ngoài TT.
Tất cả các kế hoạch và thời khóa biểu phải được hoàn chỉnh và được phổ biến, quán triệt sâu rộng tới mọi thành viên trong TT trước khi khai giảng khóa đào tạo. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo được TT quan tâm hàng đầu và được CBGV chấp hành nghiêm túc. Kế hoạch đào tạo được kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đây chính là cơ sở để các TTGD - DN thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra.
* Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo tại các trung tâm Giáo dục - dạy nghề
Để tổ chức khảo sát đạt kết quả theo ý đồ nghiên cứu một cách khách quan, tác giả đề tài tiến hành xin ý kiến đánh giá của 40 CBQL và GV có uy tín trong các TTGD-DN và một số GV thường xuyên hợp đồng thỉnh giảng với các TTGD - DN bằng cách sử dụng phiếu trưng cầy ý kiến.
Để thuận tiện cho việc tính toán khoa học, chúng ta quy ước như sau:
Có 03 mức độ thực hiện: Thường xuyên 03 điểm, bình thường 02 điểm và không thường xuyên 01 điểm.
Có 03 mức kết quả thực hiện: Làm tốt 03 điểm, trung bình 02 điểm và chưa tốt 01 điểm.
Sau đó thu thập số liệu, phân tích tính toán thống kê số phiếu theo từng nội dung rồi tính trung bình cộng. Từ đây, chúng ta có thể xem xét, đánh giá sự tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng các nội dung quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo
Trung
tâm Các nội dung quản lý
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên X Thứ bậc Tốt Trung bình Chưa tốt Y Thứ bậc +3 +2 +1 +3 +2 +1 1
Quán triệt việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo một cách đầy đủ, sâu rộng đến CBgiáo viên trong trung tâm
35 5 0 2,88 1 20 15 5 2,38 3
2
Xây dựng nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở quy định của Bộ LĐ - TB&XH và phù hợp với mục tiêu đào tạo
31 7 2 2,73 3 22 16 2 2,5 1
3
Lấy ý kiến của các thành viên và các tổ chức trong đơn vị về xây dựng nội dung chương trình đào tạo
16 18 6 2,25 7 18 14 8 2,25 5
4
Kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo được cấp có
thẩm quyền phê duyệt 32 6 2 2,75 2 12 20 8 2,1 6
5 Lập kế hoạch đào tạo, lên thời khóa biểu và tiến độ đào
tạo cho từng khóa học 22 13 5 2,43 6 20 14 6 2,35 4
6
CBgiáo viên lập kế hoạch giảng dạy trên cơ sở kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt
28 8 4 2,6 4 26 8 5 2,48 2
7
Phê duyệt kế hoạch giảng dạy của CBgiáo viên và kế hoạch đào tạo của các bộ phận chuyên môn
20 18 2 2,45 5 12 11 25 2,08 7
8
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, tiến độ cũng như đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo
14 8 18 1,9 8 10 8 22 1,7 9
9
Rà soát, điều chỉnh kịp thời nội dung chương trình đào tạo dựa trên tình hình của địa phương và đơn vị
12 10 18 1,85 9 10 10 20 1,75 8
Điểm trung bình các nội dung X = 2,42 Y= 2,17
- Về mức độ thực hiện, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với các nội dung ở mức độ thực hiện thường xuyên, điểm trung bình chung X = 2,42 và có điểm trung bình trong khoảng 1,85 < X < 2,88. Riêng nội dung 8 và 9 chưa đạt ở mức độ thực hiện.
- Đánh giá về kết quả thực hiện, 7/9 nội dung có điểm trung bình 2,08 < Y < 2,5, điểm trung bình chung Y= 2,17. Điều này có nghĩa là so với mức độ thực hiện thì kết quả thực hiện chưa đạt đến yêu cầu mong muốn. Riêng nội dung 8 và 9 đều chưa đạt ở mức độ thực hiện cũng như kết quả thực hiện.
Để phân tích thấy được sự phù hợp giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung quản lý công tác xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề trong những năm vừa qua trên cơ sở đánh giá của 40 CBquản lý và giáo viên, tác giả đề tài sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc R.Spearman sau:
Công thức: 2 2 1 ( 1) n D R n n Σ = − −
Trong đó : R: Hệ số tương quan
D: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh n: Là số nội dung
Từ các số liệu ở bảng 2.9, thay số vào công thức trên, ta có kết quả R = 0,48. Kết luận: Do R > 0 và R = 0,48 <0,5 nên tính tương quan lỏng hay giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện còn có khoảng cách tương đối, hệ số tương quan chỉ đạt điểm trung bình. Qua tìm hiểu thực trạng tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tác giả đề tài nhận thấy công tác xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo trong những năm vừa qua tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tuy đã có những kết quả nhất định song vẫn chưa phù hợp với thực tế phát triển chung trong công tác đào tạo tại các trung tâm.
Trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số tác động chủ quan và khách quan cần có sự điều chỉnh khắc phục, đó là công tác tuyên truyền nhận thức còn chậm chưa sâu rộng, họp giao ban chưa mang tính thường xuyên, còn nặng về hình thức, công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, tiến độ cũng như đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo còn chưa thường xuyên, chương trình đào tạo còn chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn của địa phương.