Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 80 - 83)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng

- Những nguyên nhân ưu điểm

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác ĐTN, điều đó được thể hiện trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt Quốc Hội đã ban hành Luật giáo dục 2005 trong đó ĐTN là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân; ban hành Luật Dạy nghề năm 2006 và Ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014

Bộ LĐ - TB&XH đã ban hành Quy chế mẫu của Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề (Quyết định số 13/2007/QĐ - LĐTBXH ngày 14/5/2007) giúp cho CBquản lý và giáo viên các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đỡ lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn và quản lý đào tạo nghề; Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề (Quyết định số 212/2003/QĐ - BLĐTBXH ngày 27/2/2003); Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp (Thông tư số 31/2010/trung tâm - BLĐTBXH ngày 08/10/2010). Đây là cơ sở rất quan trọng để các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tổ chức biên soạn nội dung chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện của Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề và tình hình phát triển KT - XH của địa phương.

Chính quyền các cấp và các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh bước đầu quan tâm tới công tác ĐTN, đã chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, công tác tài chính, công tác tổ chức cán bộ, v.v. của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, dần đưa các trung tâm đi vào hoạt động ngày càng có nền nếp và phát triển.

Hầu hết các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đã chỉ đạo một cách kiên quyết và sâu sát các hoạt động chung trong trung tâm, xây dựng các kế hoạch hoạt động

và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó kế hoạch đào tạo cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của trung tâm và tình hình phát triển KT - XH ở địa phương.

Các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề quản lý điều hành công việc theo quy chế, bảo đảm sự công bằng với mọi thành viên trong trung tâm, phân công giảng dạy phù hợp, thi đua khen thưởng kịp thời chính xác, tạo ra sự đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm và có quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong trung tâm và ngoài xã hội, được đa số CBgiáo viên tin tưởng, đồng tình ủng hộ; thường xuyên quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với CBgiáo viên và học viên, tiếp thu ý kiến góp ý của CBgiáo viên một cách chân thành, trên cơ sở đó điều chỉnh kịp thời những hạn chế trong công tác quản lý, nhất là trong công tác quản lý đào tạo nghề.

Đội ngũ giáo viên của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề đại đa số tuổi đời trẻ, nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật.

- Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực cho ĐTN phát triển.

Công tác quản lý chỉ đạo còn thiếu cụ thể, phân công phân cấp còn chồng chéo nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa thực sự năng động linh hoạt trong việc cải tiến quản lý đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng cung cầu.

CSVC, trang TBDN còn hạn chế, lạc hậu, chưa đồng bộ, không theo hướng tiên tiến, hiện đại cập nhật, việc đầu tư phát triển còn phải đợi chờ các nguồn kinh phí trên cấp theo cơ chế xin cho.

Quy mô đào tạo của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý, mới chỉ tập trung vào một số nghề phổ biến đã có sẵn và những nghề truyền thống, chưa mạnh dạn đào tạo những nghề mới, những nghề phục vụ tích cực cho phát triển KT - XH của địa phương.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn hạn chế về chuyên môn và năng lực sư phạm. Mối quan hệ liên kết giữa Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề với CSSX, doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, công tác ĐTN của tỉnh Quảng Bình đã có những bước phát triển đáng kể, hệ thống CSDN tăng nhanh, CSVC, trang TBDN, đội ngũ CBgiáo viên, các điều kiện bảo đảm để nâng cao năng lực ĐTN được cũng cố và tăng cường hơn, bước đầu đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và phát triển KT - XH tại địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay công tác ĐTN của tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và bất cập, đặc biệt là hệ thống Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề còn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức của các cấp chính quyền. Hầu hết các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề có quy mô đào tạo còn nhỏ, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, nhất là hạn chế về khả năng tiếp cận công nghệ mới, thiết bị hiện đại, các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề chưa phát huy được vai trò lãnh đạo quản lý, mối quan hệ liên kết giữa Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề với CSSX, doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, v.v.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề của các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tỉnh Quảng Bình vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn là hết sức cần thiết để kịp thời khắc phục những tồn tại, bất cập trên, nhằm bổ sung, hoàn thiện các điều kiện bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ mà hệ thống dạy nghề tỉnh Quảng Bình phải thực hiện trong thời gian tới. Đó cũng là mục tiêu mà đề tài đang đặt ra và giải quyết.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC - DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề ở các trung tâm giáo dục dạy nghề tỉnh quảng bình (Trang 80 - 83)