- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.
5 Do lượng tri thức tiếp thu ở trường SP là quá lớn 49 147 1 102 10 10 29 2.3 6Do tính chất học tập ở trường CĐ30906312617172332
3.5.2. Chân dung thứ hai.
Sinh viên Dương Ngọc Tân, khoa Tự nhiên, sinh năm 1983, quê quán tại Triệu Thạch - Triệu Phong - Quảng Trị. Thành phần gia đình: nông dân. Bố mẹ Tân trước đây ở nhà làm ruộng. Sau năm 1975 gia đình Tân chuyển đi vùng kinh tế mới ở khu Tân Lập - Hướng Hóa - Quảng Trị. Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ năn 1989 đến năm 2001 Tân theo học chương trình phổ thông tại Tân Lập - Hướng Hóa - Quảng Trị. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên bố mẹ Tân ít có điều kiện quan tâm tới Tân. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất học tập của nhà trường còn hạn chế. Bản thân Tân chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động học tập nên em chưa tập trung cố gắng điều này đã gây ra rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập. Kết quả học ở phổ thông và thi tốt nghiệp đều xếp loại trung bình. Vì hoàn cảnh gia đình và lực học còn yếu nên sau khi tốt nghiệp Tân đã đi nghĩa vụ quân sự ở trung đoàn 842 Thị xã Quảng Trị - Tỉnh Quảng Trị. Năm 2004 sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ Tân quyết định dự thi vào khoa Lý trường ĐHSP Huế, sau đó lấy điểm xét tuyển vào khoa Tự nhiên trường CĐSP Quảng Trị. Ngay từ khi còn học phổ thông, Tân đã gặp nhiều KKTL trong hoạt động học tập dẫn đến việc bị hổng kiến thức. Trước mục đích, yêu cầu cao của hoạt động học tập ở trường CĐ đã gây ra không ít KKTL trong quá trình học tập của Tân. Hết học kỳ I, kết quả học tập TBC Tân là: 4,50 xếp loại yếu.
* Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập biểu hiện qua ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi.
Trò chuyện, trao đổi với Tân, chúng tôi nhận thấy Tân gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học. Thể hiện dàn đều trên tất cả 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả cụ thể chúng tôi trình bày ở bảng 29.
Bảng 31: Tổng hợp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.
STT Số lượng Các mặt ∑ X 2.7 TB 1 Nhận thức 20 2.9 1 2 Thái độ 18 2.6 3 3 Hành vi 19 2.7 2 *Nhận xét:
Kết quả bảng 29 cho thấy, Tân đã gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập với X = 2.7( kết quả này nằm trong khung khó khăn ở mức độ cao). Khó khăn trong hoạt động học tập của Tân trải đều ở ba mặt. Trong đó, Tân gặp khó khăn nhất ở mặt nhận thức với X = 2.9, xếp thứ bậc 1. Khó khăn về mặt hành vi xếp thứ 2 với X = 2.7, tiếp theo là khó khăn về mặt thái độ với X = 2.6 xếp thứ 3. Như vậy cả 3/3 mặt đều có X > 2.
Qua quá trình trò chuyện, phỏng vấn, Tân cho biết: em gặp khó khăn ở tất cả các kỹ năng trong từng khâu của hoạt động học tập. Đặc biệt là khó khăn trong các kỹ năng ở khâu “chuẩn bị và tiến hành xemina”; “làm việc độc lập với sách, tài liệu”; “kiểm tra, đánh giá” đều có X = 3.0. Kết quả này cho thấy, do đặc thù của môn học sinh viên khoa Tự nhiên nói chung và Tân trong một ngày phải lĩnh hội một lượng tri thức rất lớn. Trò chuyện với chúng tôi Tân cho biết, để có thể hoàn thành được chương trình học tập chúng em phải đọc sách và giáo trình từ rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Muốn vậy đòi hỏi sinh viên phải có các kỹ năng đọc sách như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa. Tuy vậy, qua điều tra chúng tôi nhận thấy những kỹ năng này ở Tân còn rất yếu. Tân thừa nhận, do mặc cảm hoàn cảnh gia đình, lực học yếu cộng thêm lượng tri thức nhiều và trừu tượng khiến em gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các khâu của hoạt động học tập, đặc biệt là khâu “chuẩn bị tiến hành xemina” và “làm việc độc lập với tài liệu”. Vậy nguyên nhân nào gây ra những khó khăn kể trên ở Tân?
* Tiến hành điều tra cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra khó KKTL mà Tân gặp phải. Theo Tân các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất là: “Do chưa có phương pháp học tập hợp lý”; “do lực học của bản thân”; “do chưa quen với môi trường học tập ở CĐ”. Tân cho biết sau khi học xong phổ thông em phải nghỉ gián đoạn 2 năm đi nghĩa vụ quân sự nên khi trở lại học đã làm cho em rất lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp học tập và gặp rất nhiều khó khăn so với bạn bè trong lớp. Bên cạnh đó Tân cũng cho biết những nguyên nhân khách quan cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động học tập của em. Trong đó, nguyên nhân khách quan ảnh hưởng nhiều nhất là “do kiến thức tiếp thu trong một ngày là quá nhiều”; “do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập”; “do tính chất học tập ở trường CĐ”…tâm sự với chúng tôi Tân cho biết: do em phải học 2 chuyên ngành song song, lượng tri thức phải tiếp thu trong một ngầy là qúa lớn, sinh viên phải tận dụng hết quỹ thời gian trên lớp cho việc lĩnh hội bài mới nên hầu như không có thời gian để giảng viên hướng dẫn phương pháp học tập. Việc rèn luyện về phương pháp học tập của sinh viên chủ yếu còn mang tính tự phát, có tính chắp vá, thiếu tính khoa học. Tất cả những lý do trên khiến Tân gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động học tập ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của Tân.
Kết quả học tập kỳ I, năm học 2004 – 2005 của sinh viên Dương Ngọc Tân:
Anh
văn Triếthọc trườngMôi NVCTĐội TLHĐC Nhậpmôn XH học Cơ học Toán cao cấp A1 TBC học kỳI Xếp loại Học kỳ I Học lực luyệnRèn 6 4 5 8 5 6 2 3 4.05 Yếu TB khá
* Một số hướng khắc phục KKTL trong hoạt động học tập qua hai chân dung điển hình.