Thái độ của sinh viên với KKTL qua các khâu của hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 57 - 62)

- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.

CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ 3.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.

3.2.2. Thái độ của sinh viên với KKTL qua các khâu của hoạt động học tập.

Sinh viên nữ nhận thức ở mức độ khó khăn lớn nhất là ở khâu “ôn tập và hệ thông hoá tri thức”, trong khi đó sinh viên nam cho rằng khó khăn lớn nhất là khâu “kiểm tra, đánh giá”. Muốn hoạt động học tập ở CĐ đạt kết quả, đòi hỏi người học phải huy động được các năng lực của tư duy như: khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá. Nhờ có những khả năng này mà sinh viên tiến hành ôn tập và hệ thống hoá tri thức đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nhận thức của sinh viên nữ đặc biệt là nhận thức lý tính không tốt bằng sinh viên nam, do vậy sinh viên nữ thường gặp khó khăn nhất là ở khâu ôn tập và hệ thống hoá tri thức. Đối với sinh viên nam quá trình học tập sinh viên chưa có ý thức chăm chỉ cần cù, việc ôn tập không diễn ra thường xuyên , do vậy mặc dù nhận thức ở trên lớp diễn ra nhanh nhưng khi kiểm tra đánh giá sinh viên nam lại gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, nhận thức về KKTL trong từng khâu của hoạt động học tập ở sinh viên năm thứ nhất là rất đa dạng và phức tạp. Kết quả trên phần nào phản ánh được thực trạng về nhận thức về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. Từ sự khó khăn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ học tập của sinh viên.

3.2.2. Thái độ của sinh viên với KKTL qua các khâu của hoạt độnghọc tập. học tập.

Để tìm hiểu về thái độ của sinh viên chúng tôi yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi: “Khi gặp phải KKTL trong các lĩnh vực học tập bạn thường tỏ thái độ” chúng tôi đưa ra ba mức độ:

Thích : 1 điểm Bình thường: 2 điểm Không thích: 3 điểm

Bảng 4: Thái độ của sinh viên với khó khăn tâm lý qua các khâu của hoạt động học tập xét theo khoa.

STT Khoa

Các khâu của HĐHT

Nhạc hoạ Tự nhiên Chung

X TB ∑ X TB ∑ X TB

1 Ghi chép, tiếp thu bài giảng 105 1.81 5 112 2.15 2 217 1.97 42 Ôn tập, hệ thống hoá tri thức 101 1.74 6.5 99 1.09 6.5 200 1.81 6.5 2 Ôn tập, hệ thống hoá tri thức 101 1.74 6.5 99 1.09 6.5 200 1.81 6.5 3 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 115 1.98 1 110 2.11 3 225 2.04 1 4 Tự học, sắp xếp thời gian học tập 101 1.74 6.5 99 1.90 6.5 200 1.81 6.5 5 Làm việc độc lập với sách, tài liệu 114 1.96 2 103 1.98 5 217 1.97 4 6 Chuẩn bị và tiến hành xemina 108 1.86 4 116 2.23 1 224 2.03 2

7 Kiểm tra, đánh giá 110 1.89 3 107 2.05 4 217 1.97 4

X 1.85 2.04 1.94

* Nhận xét:

- Từ kết quả ở bảng 4 cho thấy: Về mặt xúc cảm phần lớn sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Quảng Trị ít gặp khó khăn trong các khâu của hoạt động học tập với X = 1.94. Thể hiện 5/7 khâu có điểm trung bình X < 2, chỉ có 2/7 khâu có điểm trung bình X > 2. Với kết qủa này cho thấy ngay từ khi bước chân vào giảng đường CĐ, nhờ có việc định hướng và giáo dục tốt của nhà trường đa số sinh viên năm thứ nhất đã ý thức được khó khăn mình gặp phải. Từ đó sinh viên có ý thức cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Mức độ thứ bậc khó khăn giữa các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên là rất đa dạng, phức tạp và có sự không đồng đều giữa mức độ thứ bậc của các khâu. Cụ thể:

Sinh viên gặp khó khăn nhất là khâu: “ôn tập và hệ thống hoá tri thức” và “tự học và sắp xếp tài liệu học tập” cùng có thứ bậc là 6.5. Điều này chứng tỏ đại đa số sinh viên có động cơ chọn nghề đúng đắn, có ý thức trong việc học

tập, rèn luyện nhân cách. Quá trình học tập ở CĐ đó là cơ hội quí báu để tích luỹ tri thức phục vụ cho việc “hành nghề” sau này. Muốn thế trong thời gian học tập đòi hỏi sinh viên phải biết ôn tập và hệ thống hoá tri thức. Mặt khác, để hoạt động học tập có hiệu quả sinh viên cũng phải biết tự học và sắp xếp tài liệu học tập hợp lý. Khi gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. Sinh viên đặc biệt có thái độ tích cực xây dựng hình thành những kỹ năng kể trên. Coi đó như là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả của quá trình học tập. Trao đổi với chúng tôi sinh viên Nguyễn Thị H (khoa Nhạc - Hoạ) và sinh viên Trần Xuân Q (Khoa Tự nhiên) đều có chung nhận xét: “Để sau này có thể

vững vàng trên bục giảng, ngay từ bây giờ chúng em phải tích cực học tập tích luỹ tri thức. Chỉ có việc nắm vững tri thức chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm, phương pháp học tập phù hợp mới có thể tạo nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của chúng em. Do vậy, khi gặp rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh điều kiện học tập mới, chúng em luôn ý thức vươn lên, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.”

Xếp tiếp theo là khó khăn ở các khâu “ghi chép và tiếp thu tài liệu”; “kiểm tra, đánh giá” cùng có chung thứ bậc 4 với X = 1.97.

Việc sinh viên tỏ thái độ không tích cực hơn cả là khâu “chuẩn bị bài trước khi lên lớp” xếp thứ bậc 1 với X = 2.04. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là công việc diễn ra hàng ngày đối với sinh viên, ngay từ khi còn học ở phổ thông sinh viên đã quen với việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Sinh viên luôn coi công việc này như là một công việc thường trực hàng ngày của bản thân. Thái độ của sinh viên khi gặp phải KKTL được thể hiện rõ nét qua biểu đồ 2.

Biểu đồ 2: Thái độ của sinh viên với KKTL trong các khâu của hoạt động học tập.

- Mức độ về thái độ giải quyết khó khăn giữa các khâu của sinh viên hai khoa là có sự khác biệt. Nhìn chung, sinh viên khoa Nhạc Hoạ có thái độ tốt

hơn so với sinh viên khoa Tự nhiên với điểm trung bình X = 1.85 so với X =2.04. Thể hiện 2/7 khâu có X > 2 so với 7/7 khâu có X < 2.

Tại sao lại có sự khác biệt này ?

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, sở dĩ sinh viên khoa Nhạc Hoạ có thái độ tích cực giải quyết khó khăn hơn là do đặc trưng của môn học. Mặc dù tiến hành hoạt động học tập sinh viên còn gặp khó khăn nhưng do những môn học phù hợp với năng khiếu sinh viên có hứng thú, niềm say mê với môn học. Chính điều này đã giúp cho sinh viên có thái độ tích cực và sẵn sàng khắc phục khó khăn nhằm đạt được kết quả cao trong hoạt động học tập.

Tuy nhiên cả sinh viên ở hai khoa đều tỏ thái độ tích cực giải quyết khó khăn nhất với hai khâu “ôn tập và hệ thống hoá tri thức” và khâu “tự học và sắp xếp tài liệu học tập” cùng có chung thứ bậc là 6.5. Điều này chứng tỏ mặc dù có sự khác biệt, nhưng sinh viên năm thứ nhất đã xác định được tính chất, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động học tập ở trường CĐ. Kết quả này đã phản ánh được thực trạng về thái độ của sinh viên có sự thống nhất tính khách quan cũng như đặc điểm chung về hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP.

Vậy có sự khác biệt khó khăn về mặt thái độ ở từng khâu của hoạt động học tập giữa nam và nữ hay không? Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã tiến hành điều tra. Kết quả thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5: Thái độ của sinh viên với khó khăn tâm lý qua các khâu của hoạt động học tập xét theo giới.

STT Giới tính

Các khâu của HĐHT

Nam (43) Nữ (67)

X TB ∑ X TB 1 Ghi chép, tiếp thu bài giảng 82 1.90 3.5 137 2.04 2 2 Ôn tập, hệ thống hoá tri thức 78 1.81 7 122 1.82 6 3 Chuẩn bị bài trước khi lên lớp 84 1.95 2 141 2.10 1 4 Tự học, sắp xếp thời gian học tập 80 1.86 6 120 1.79 7 5 Làm việc độc lập với sách, tài liệu 82 1.90 3.5 135 2.01 4

6 Chuẩn bị và tiến hành xemina 90 2.09 1 134 2.0 5

7 Kiểm tra, đánh giá 81 1.88 5 136 2.02 3

X 1.91 1.96

* Nhận xét:

- Nhìn kết quả bảng 5 ta có nhận xét: Về mặt thái độ nam sinh viên ít gặp khó khăn hơn so với nữ sinh viên với X = 1.91 so với X = 1.96. Thể hiện ở nam sinh viên chỉ có 1/7 khâu có X > 2, con số này ở nữ 5/7 khâu có X > 2. Có hiện tượng này là do đặc thù về giới tính qui định so với sinh viên nữ, sinh viên nam khi gặp khó khăn tâm lý sinh viên thường mạnh dạn, thoải mái trao đổi với thầy cô, bạn bè. Điều này giúp sinh viên dễ dàng giải quyết khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. Ngược lại, sinh viên nữ thường hay rụt rè, e ngại, không dám tiếp xúc với thầy cô, bạn bè và các anh chị khoá trên... dẫn đến việc sinh viên gặp khó khăn nhiều hơn và thường xuyên hơn. Do vậy đôi khi làm sinh viên chán nản mất dần sự hứng thú, tích cực giải quyết khó khăn. Tuy vậy, hiện tượng này thường diễn ra ở những thời điểm nhất định, sau đó sinh viên nữ đã ý thức được và có thái độ tích cực hơn.

- Mức độ về thái độ giải quyết khó khăn trong hoạt động học tập giữa sinh viên nam và nữ là có sự chênh lệch.

Ở sinh viên nam thái độ tích cực giải quyết KKTL nhất là ở khâu “ôn tập và hệ thông hoá tri thức” với X = 1.86. Tiếp đến là khâu “kiểm tra, đánh giá” với X = 1.88. Trong khi đó thái độ tích cực giải quyết KKTL nhất ở nữ sinh viên là khâu “tự học và sắp xếp tài liệu học tập” với X = 1.79. Xếp tiếp theo là các khâu “ôn tập và hệ thông hoá tri thức”; “chuẩn bị và tiến hành xêmina” ... lần lượt với X = 1.82, X = 2.0, X = 2.01

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này ?

Như phần trên đã trình bày, đối với nam sinh viên khả năng tư duy trừu tượng phát triển tốt hơn nữ. Quá trình ôn tập hệ thống hoá tri thức ở sinh viên là thuận lợi hơn, điều này gây được hứng thú đối với nam sinh viên giúp sinh viên tích cực nhất ở khâu này. Còn đối với sinh viên nữ ý thức được điểm yếu

của mình trong hoạt động nhận thức do vậy tiến trình hoạt động học tập sinh viên nữ thường lấy chăm chỉ cần cù để bù lại các điểm yếu về khả năng tư duy. Do vậy sinh viên nữ thường chú tâm vào việc tự học và sắp xếp tài liệu

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w