Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 31 - 37)

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của HS, SV. Nó là một loại hoạt động nhận thức, là loại lao động trí óc căng thẳng có cường độ cao. Đây là hoạt động đặc thù của con người giúp con người hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách. Do vậy, trong quá trình tham gia vào hoạt động học tập chủ thể gặp rất nhiều KKTL đòi hỏi người học phải huy động tối đa những phẩm chất và năng lực tâm lý của bản thân mới mong có thể khắc phục được những trở ngại, KKTL nhằm tiếp cận được mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Thực tế đã chứng minh, người học dù ở lứa tuổi nào khi tham gia vào hoạt động học tập đều gặp những trở ngại, KKTL. Sở dĩ có những hiện tượng đó là do các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan gây ra như ảnh hưởng của đời sống, môi trường, cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, năng lực, vốn kinh nghiệp sống bị hạn chế của cá nhân. Đặc biệt đối với những người khi chuyển đổi cấp học, phải làm quen với môi trường học tập mới thì những KKTL càng tăng lên gấp đôi. Những KKTL đó không được phát hiện và tháo gỡ kịp thời thì nó sẽ ảnh tiêu cực tới hoạt động học tập của cá nhân. Làm cho cá nhân lo lắng, sợ hãi, xấu hổ... và cứ thế họ sẽ bị xoáy sâu vào vòng luẩn quẩn của sự bế tắc. Điều này không những ảnh hưởng tới sự học tập mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự học tập và phát triển nhân cách của người học.

Bàn về KKTL, chúng tôi cho rằng: KKTL trong hoạt động học tập là

những nét tâm lý của cá nhân nẩy sinh ở người sinh viên trong hoạt động học tập làm cản trở đến tiến trình và kết quả hoạt động học tập của họ, biểu hiện qua ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi. Cụ thể:

* Về nhận thức: Trong tâm lý học nhận thức là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lý con người. Nhận thức giúp con người hiểu biết được về các sự vật hiện tượng. Thông thường nhận thức là sợi chỉ đỏ chỉ đạo xuyên suốt quá trình hành động của con người, giúp con người bày tỏ thái độ và có hành vi tương ứng khi nhìn nhận, đánh giá thế giới khách quan. Chính do hoạt động học tập là một hoạt động phức tạp nên trong quá trình tham gia hoạt động học tập con người không phải lúc nào cũng nhận thức đúng, những nhận thức chưa đúng, chưa hoàn chỉnh đã gây ra nhiều KKTL dẫn đến “bước đi” sai lầm trong học tập của cá nhân. Những KKTL thường xuất hiện trong quá trình học tập đó là:

Sự nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp học tập ... dẫn đến tình trạng người học còn lúng túng, thiếu tự tin trong quá trình tiến hành hoạt động học tập của bản thân.

Trong quá trình học tập nhiều khi chủ thể đánh giá chưa đánh giá đúng về năng lực học tập, chưa xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó dẫn đến việc xây dựng và nhận thức về: mục đích học, kế hoạch học và lựa chọn phương pháp học tập chưa phù hợp. Khi tham gia vào hoạt động học tập nếu chủ thể đánh giá quá cao về mình, sẽ dẫn đến sự tự cao, tự đại xem thường người khác và xem thường chính quá trình học tập. Ngược lại nếu họ đánh giá thấp về mình thì sẽ dẫn đến sự mặc cảm tự ti, lo sợ làm ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả học tập.

* Về xúc cảm - tình cảm: Đây là thái độ, cảm xúc của con người thể hiện trong quá trình học tập. Thông thường những người ít gặp KKTL trong hoạt động học tập là những người thường biết làm chủ trạng thái cảm xúc bản thân, biểu hiện ở việc biết kìm chế, biết tạo ra hứng thú, xúc cảm tích cực, biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình. Trên cơ ở đó, học lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp với mục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động học tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Ngược lại những người gặp KKTL họ thường

có biểu hiện thiếu kìm chế cảm xúc, tình cảm, lo lắng, thiếu tự tin trong học tập và nhiều khi dẫn đến tình trạng thờ ơ với hoạt động học tập.

* Về hành vi: Đây là “bộ mặt” của con người, nói lên đời sống tâm lý của họ khi tham gia vào hoạt động học tập. Những người gặp KKTL trong hoạt động học tập thường có biểu hiện như: lúng túng, thiếu tự tin, diễn đạt nội dung học tập thiếu tính chính xác, các kỹ năng về học tập yếu kém, hay nói khác đi là chưa biết cách vận dụng kỹ năng học tập trong các khâu của hoạt động học tập. Tất cả điều này sẽ kéo theo những hành vi bộc phát, không làm chủ được những hành vi của bản thân trong quá trình học tập.

Tóm lại, KKTL trong hoạt động học tập được biểu hiện thông qua ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, đó là: nhận thức - thái độ - hành vi. Ba mặt này có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, là một chỉnh thể thống nhất tạo cấu trúc tâm lý con người. Thông thường nếu nhận thức đúng dẫn đến thái độ đúng dẫn đến hành vi đúng. Do vậy, trong quá trình hoạt động học tập, muốn tháo gỡ KKTL chủ thể cần chú ý quan tâm đến cả ba mặt trên.

* Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất.

SV năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường PT, để bước vào môi trưòng học tập mới ở ĐH, CĐ. Trong hoạt động học tập ban đầu họ mang theo cả cách học, thói quen học ở trường PT áp dụng vào hoạt động học tập ở ĐH, CĐ nên họ đã gặp rất nhiều KKTL khi tham gia vào hoạt động học tập. Ở trường phổ thông, HS lĩnh hội tri thức đã được biên soạn sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nghĩa là chúng đã được sư phạm hóa cao, còn ở ĐH, CĐ, SV phải tiếp thu những kiến thức cơ bản, hệ thống và có tính khoa học cao của một khoa học nhất định. Do đó, việc chuyển từ học tập ở PT sang trường ĐH, CĐ đã gây ra những biến đổi mạnh mẽ của các điều kiện thực hiện hoạt động.

Khác hẳn với trường phổ thông, tài liệu học tập ở trường ĐH, CĐ không ngừng được thay đổi, hoàn cảnh trong giảng đường, trong nhà trường, KTX…

cũng có sự thay đổi. Tất cả những thay đổi đó đã gây cho SV năm thứ nhất một loạt những KKTL làm cản trở đến việc học tập của họ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất. Chúng ta có thể khái quát những nguyên nhân đó như sau:

Nhóm nguyên nhân khách quan:

- Do phương pháp giảng dạy của thầy chưa phù hợp. - Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập. - Do ảnh hưởng của cách dạy cũ ở PT.

- Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Lượng tri thức phải tiếp thu ở trường ĐH, CĐ là quá lớn. - Do tính chất học tập ở trường CĐ.

Nhóm nguyên nhân chủ quan:

- Do lực học của bản thân.

- Do SV chưa quen với môi trường học tập mới và phương pháp dạy học mới. - Do rụt rè, nhút nhát không chịu học hỏi.

- Do SV chưa có ý thức học tập. - Do động cơ chọn nghề của SV.

- Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý.

- Do thiếu kinh nghiệm sống, hoạt động học tập một cách độc lập.

Một trong những KKTL lớn nhất trong quá trình học tập ở SV năm thứ nhất là do họ phải tiếp cận với một khối lượng kiến thức lớn, song song với nó họ phải hình thành được kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp với tính chất chuyên sâu. Mục đích, nhiệm vụ học tập đòi hỏi cao nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm học tập, họ thường áp dụng những phương pháp học tập đã quen sử dụng ở phổ thông, những phương pháp này không còn phù hợp với hoạt động học tập ở trường ĐH, CĐ. Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất trong quá trình học tập họ thường lấy sự cần cù, chăm chỉ của mình để mong đổi lấy một kết quả học tập

cao. Đôi khi xảy ra cả với những SV học khá, giỏi cũng chưa biết cách lựa chọn phương pháp học tập khoa học, họ thường lấy việc tập trung sức lực chăm chỉ đọc sách, làm bài tập hay nghe giảng trên lớp để thay thế cho phương pháp học tập khoa học mà lẽ ra họ phải có. Chính sự chăm chỉ của SV, cùng với sự phát huy cao độ sức lực của mình vào học tập, đã làm cho họ giảm sút nhanh chóng về mặt sức khỏe mà hiệu quả học tập của họ lại không cao. Có thể khẳng định rằng nếu SV năm thứ nhất biết cách lĩnh hội tri thức bằng những phương pháp học tập phù hợp, lấy tự học làm cốt lõi, biết độc lập tự giác trong quá trình học thì chắc chắn kết quả học tập của họ sẽ tốt hơn.

Những KKTL trong học tập của SV năm thứ nhất không chỉ liên quan đến việc SV phải lĩnh hội lượng tri thức lớn mà chủ yếu còn liên quan đến cách học, cách áp dụng các tri thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một số KKTL khác làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của SV đó là các vấn đề như: hoàn cảnh sống, sự cô đơn, lẻ loi khi lần đầu xa nhà, môi trường sống thay đổi… Tất cả chúng đều gây ra những KKTL làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của họ.

Đối với SV năm thứ nhất ở các trường ĐH, CĐ sư phạm. Ngoài những KKTL chung của SV năm thứ nhất ở các trường ĐH, CĐ. Họ còn gặp phải rất nhiều khó khăn khác mang đặc trưng nghề nghiệp tương lai đó là: bên cạnh việc lĩnh hội những tri thức chuyên ngành họ còn phải học cách đối nhân xử thế, cách giải quyết các tình huống SP…Việc rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ SP có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của nghề nghiệp sau này của họ. Đứng trước những đòi hỏi cao đó thì SV năm thứ nhất ở các trường ĐH, CĐ sư phạm luôn phải chịu một sức ép rất lớn, đòi hỏi họ phải mang hết sức lực và khả năng của mình mới mong hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Thực tế cho thấy, trước những gánh nặng này nhiều SV đã rất vất vả mới có thể vượt qua, trong đó có không ít SV do không biết cách làm việc, vốn sống kinh nghiệm hạn chế dẫn đến kết quả học tập ở họ không cao. Rõ ràng, SV năm thứ nhất phải chịu nhiều căng thẳng, stress do KKTL trong học tập gây ra.

Nói tóm lại, SV năm thứ nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường PT bước vào ngưỡng cửa các trường ĐH, CĐ với biết bao điều bở ngỡ, lạ lẫm. Dường như tất cả mọi thứ đối với họ đều khác xa với môi trường sống và học tập ở phổ thông: nội dung chương trình ngày càng nhiều, phương pháp học tập đòi hỏi phải có tính sáng tạo…Mặt khác sinh viên được tập trung từ nhiều môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau, điều này đã gây ra những KKTL cho sinh viên. Những khó khăn này đối với SV không hoàn toàn giống nhau, có những SV nhanh chống dễ dàng vượt qua, một số những SV khác lại tỏ ra lúng túng, không lựa chọn được phương pháp, cách thức học tập hợp lý. Từ đó, dẫn đến việc SV rất dễ chán nãn, bỏ bê nhiệm vụ học tập. Vấn đề này, thực sự nguy hại đến sự hoàn thiện nhân cách của SV. Việc tìm ra biện pháp khắc phục những KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất, đồng thời giúp SV tự tìm ra cho bản thân cách thức học tập hợp lý, ý thức đầy đủ về KKTL sẽ gặp phải trong hoạt động học tập là việc làm cần thiết nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập ở họ. Khắc phục được KKTL sẽ giúp SV thành công trong hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Và quan trọng hơn cả là nhân cách của họ sẽ phát triển theo đúng hướng phù hợp với chuẩn mực xã hội, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nghề nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w