Dành một lượng thời gian nhất định để xem lại bài trước khi nộp 69 1.6 05 112 1.6 7 5Tự đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau khi kiểm tra781.812.51231

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 101 - 103)

- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.

4 Dành một lượng thời gian nhất định để xem lại bài trước khi nộp 69 1.6 05 112 1.6 7 5Tự đánh giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau khi kiểm tra781.812.51231

X 1.81 1.77

* Nhận xét: Kết quả ở bảng 24 cho thấy, sinh viên nam gặp khó khăn trong kỹ năng kiểm tra, đánh giá hơn so với sinh viên nữ với X = 1.81 so với

X = 1.77. Qua quá trình quan sát cho thấy, trong quá trình kiểm tra sinh viên nữ thường trình bày cẩn thận, rõ ràng hơn sinh viên thường đọc và phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài. Chính việc được rèn luyện thường xuyên ở các kỹ năng này đã giúp cho sinh viên nữ có kinh nghiệm và giảm bớt được nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

Có sự chênh lệch về mức độ thứ bậc khó khăn trong từng kỹ năng giữa sinh viên nam và nữ. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể. Cả sinh viên nam và nữ đều gặp khó khăn nhất ở kỹ năng “lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi” với X = 2.25 ở sinh viên nam và X = 2.0 ở sinh viên nữ. Đây là kỹ năng khó nhất trong quá trình kiểm tra, đòi hỏi sinh viên

phải huy động được một hệ thống tri thức và các kỹ năng tương ứng cùng các thao tác của tư duy. Song những kỹ năng và thao tác này ở sinh viên năm thứ nhất còn nhiều hạn chế dẫn đến việc sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thực hiện đó.

Nói tóm lại, hầu hết sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Quảng Trị đều gặp phải KKTL trong hoạt động học tập. Khó khăn này là rất phong phú, đang dạng. Nó trải đều ở tất cả các khâu của hoạt động học tập. Nếu sinh viên không kịp thời khắc phục những khó khăn này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thực hiện nội dung, mục đích, nhiệm vụ học tập. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Để giúp sinh viên giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, thích ứng nhanh với môi trường học tập mới, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra được nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến khó khăn đó. Trên cơ sở này đề ra những giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả của hoạt động học tập.

3.4. Nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tậpcủa sinh viên. của sinh viên.

Qua quá trình điều tra, quan sát chúng tôi nhận thấy có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên đó là nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan.

3.4.1. Nguyên nhân chủ quan.

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân chủ quan đến KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên. Chúng tôi tiến hành điều tra với câu hỏi: “theo bạn những nguyên nhân chủ quan nào dưới đây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên năm thứ nhất?”. Chúng tôi yêu cầu sinh viên trả lời theo 3 mức độ:

- Ảnh hưởng nhiều : 3 điểm. - Ảnh hưởng ít : 2 điểm.

- Không ảnh hưởng: 1 điểm.

Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 26.

Bảng 25: Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên.

STT

Mức độ ảnh hưởng Các nguyên nhân chủ quan

ảnh hưởng nhiều ảnh hưởng ít không ảnh hưởng ∑ X 2.37 TB

SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1 Do lực học của bản thân 65 195 38 76 7 7 278 2.52 2

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w