Đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 72 - 75)

- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.

4 Đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến

thức có liên quan đến bài học mới 130 2.24 1.5 118 2.26 1 248 2.25 1

X 2.13 2.11 2.12

* Nhận xét:

- Sinh viên năm thứ nhất gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng “chuẩn bị bài trước khi lên lớp” thể hiện với X = 2.12. Những khó khăn này trải đều ở tất cả các kỹ năng với ¾ kỹ năng có X > 2. Cụ thể: sinh viên gặp khó khăn nhất là kỹ năng “đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức có liên quan đến bài học mới” với X = 2.25 xếp thứ bậc 1. Trong đó 7/110 ý kiến trả lời “thuần thục” chiếm 6%; 83/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” chiếm 75%; 20/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách” chiếm 19%. Ở phổ thông chủ yếu yêu cầu học sinh chỉ cần đọc một cuốn sách giáo khoa với lượng tri thức tương đối tập trung. Khi lên CĐ mục đích, yêu cầu học tập đã thay đổi, nội dung học tập mang tính chất chuyên sâu. Vì vậy bên cạnh việc đọc sách chuyên ngành, sinh viên cần phải đọc và tham khảo rất nhiều giáo trình, tài liệu khác nhau. Muốn lĩnh hội tri thức tốt sinh viên phải vận dụng các kỹ năng tổng hợp như khả năng lựa chọn, khái quát hoá tri thức từ nhiều nguồn tài liệu. Việc làm quen với kỹ năng “đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức có liên quan đến bài học mới” quả là một phương pháp học tập mới gây ra nhiều trở ngại đối với sinh viên năm thứ nhất.

Khó khăn về kỹ năng “đọc và tìm hiểu các vấn đề quan trọng trong bài học mới” xếp thứ bậc thứ 2 với X = 2.19. Trong đó có 11/110 ý kiến trả lời “thuần thục”; 67/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” và 32/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách”. Như vậy, đại đa số sinh viên “chưa thuần thục”; “chưa biết

cách” đọc và tìm hiểu các vấn đề quan trọng trong bài mới với 99/110 ý kiến chiếm tỷ lệ 90%. Chứng tỏ lượng tri thức sinh viên phải lĩnh hội là rất lớn, trải đều trên khắp các tài liệu. Việc đọc và hiểu tri thức ở một cuốn sách nói chung đã khó, nếu đó là sách chuyên ngành thì lại càng khó hơn. Đặc biệt đối với sinh viên năm thứ nhất, do trình độ chuyên môn còn hạn chế, đứng trước lượng tri thức khổng lồ nên việc lựa chọn, phân biệt đâu là kiến thức quan trọng cần tập trung tìm hiểu để chuẩn bị cho bài mới đã gây cho sinh viên không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng chuẩn bị bài và tiếp thu bài giảng đối với sinh viên.

Khó khăn trong kỹ năng “trao đổi, học hỏi các bạn cùng lớp về bài mới” xếp thứ bậc thứ 3 với X = 2.10. Trong đó 13/110 ý kiến trả lời “thuần thục”; 73/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” và 24/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách”. Có khó khăn ở kỹ năng này là do: sinh viên năm thứ nhất là một tập thể mới, sinh viên được tập trung từ nhiều địa bàn trong tỉnh về học. Đây là giai đoạn đầu của việc hình thành tập thể, cho nên sinh viên chưa quen biết với nhau, trong giao tiếp còn e dè, giữ kẽ. Qua phỏng vấn sinh viên chúng tôi nhận thấy, đại đa số sinh viên năm thứ nhất đều có chung tâm sự: “khi mới vào cao đẳng thực sự chúng em chưa hiểu về nhau, chúng em rất ngại trao đổi ý kiến của mình với các bạn vì sợ các bạn đánh giá về mình”. Chính những dư luận

tập thể chưa đúng đắn đã làm cho sinh viên năm thứ nhất hiểu sai lầm về tầm quan trọng của kỹ năng “trao đổi, học hỏi các bạn cùng lớp về bài học mới”. Do vậy, chúng ta cần phải giúp sinh viên hiểu rõ được bản chất, tầm quan trọng của kỹ năng này bằng cách xây dựng một tập thể có bầu không khí tâm lý đoàn kết, lành mạnh với phong trào thi đua học tập tốt. Đây sẽ là điều kiện môi trường giúp sinh viên tháo gỡ những khó khăn về kỹ năng trong trao đổi, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

Sinh viên cho rằng khó khăn ít gặp hơn cả là kỹ năng “nắm vững kiến thức của bài học cũ trước khi học bài mới” với X = 1.96 xếp thứ bậc thứ 4. Trong đó 14/110 ý kiến trả lời “thuần thục”; 86/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” và 10/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách”. Kết quả này cho thấy khi còn học ở phổ thông sinh viên đã được rèn luyện thường xuyên kỹ năng này, điều

này đã giúp sinh viên thích ứng nhanh hơn so với các kỹ năng khác trong quá trình chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Mặt khác những nội dung tri thức sinh viên đã nghe giảng, được giáo viên phân tích đã giúp sinh viên chỉ ra được đâu là kiến thức trọng tâm của bài học đã tạo điều kiện tốt giúp sinh viên về nhà phân loại và nắm được kiến thức cơ bản của bài cũ trước khi học bài mới. Tuy vậy, đây chỉ là kỹ năng sinh viên ít gặp khó khăn hơn so với các kỹ năng khác chứ hoàn toàn là không phải sinh viên không gặp khó khăn ở kỹ năng này. Cụ thể có tới 86/110 sinh viên cho rằng sinh viên vẫn “chưa thuần thục” chiếm 78%. Muốn giúp sinh viên giảm bớt khó khăn ở kỹ năng “nắm vững kiến thức của bài cũ trước khi học bài mới” đòi hỏi trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải chú ý hướng dẫn sinh viên nhận biết được đâu là kiến thức trọng tâm và giúp họ hình thành được khả năng khái quát hoá, hệ thống hoá bài học theo các phương pháp khác nhau phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng sinh viên nhằm hạn chế khó khăn về kỹ năng này ở sinh viên.

- Có sự khác biệt về khó khăn ở mỗi kỹ năng trong việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp giữa sinh viên hai Khoa.

Nhìn chung, sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ có khó khăn về kỹ năng trong việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp nhiều hơn so với sinh viên Khoa Tự nhiên. Tuy vậy, sự khác biệt này là không đáng kể với X = 2.13 so với X = 2.11. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc thù của từng môn học. Sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ luôn bị thiếu giáo trình, tài liệu trong quá trình học tập, điều này có ảnh hưởng tới việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Trong khi đó ở sinh viên Khoa Tự nhiên sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Chính sự khác biệt này đã tạo điều kiện cho sinh viên Khoa Tự nhiên dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

So sánh mức độ thứ bậc về khó khăn ở các kỹ năng. Chúng ta nhận thấy có điểm chung giữa sinh viên hai Khoa. Cả sinh viên hai Khoa đều gặp khó khăn nhiều nhất ở các kỹ năng “đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức

có liên quan đến bài học mới” và kỹ năng trong việc “đọc và tìm hiểu các vấn đề quan trọng trong bài mới” ở Khoa Nhạc - Hoạ khó khăn về hai kỹ năng này có cùng chung thứ bậc 1, 5. Còn ở Khoa Tự nhiên lần lượt chiếm thứ bậc 1 và 2. Kết quả này chứng tỏ cả sinh viên hai Khoa đều chưa quen với việc đọc tài liệu để bổ sung kiến thức cho bài học và việc nắm bắt được vấn đề quan trọng của bài mới.

Để xem xét sâu hơn, chúng tôi tiến hành so sánh khó khăn tâm lý trong kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp giữa sinh viên nam và nữ. Kết quả kiểm tra chúng tôi trình bày ở bảng 12.

Bảng 12: Khó khăn tâm lý trong trong kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp xét theo giới tính.

STT

Giới tính Các kỹ năng

Nam Nữ

X TB ∑ X TB

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w