CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 37 - 40)

2.1. Mục đích nghiên cứu.

Xây dựng được quy trình nghiên cứu, lôgíc, hợp lý, đồng thời lựa chọn và phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với đối tượng, nhằm phát hiện các KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất.

2.2. Nội dung nghiên cứu.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu cũng như mục đích, giới hạn của đề tài (đã trình bày ở phần mở đầu và chương 1). Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề KKTL, hoạt động học tập, KKTL trong hoạt động học tập của SV.

- Khảo sát thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất CĐSP Quảng Trị, các nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL.

- Xây dựng chân dung hai SV năm thứ nhất có KKTL trong hoạt động học tập ở trường CĐSP Quảng Trị.

- Đề xuất một giải pháp tháo gỡ KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất, nhằm nâng cao kết quả học tập cho sinh viên.

2.3. Tiến trình nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài: “Nghiên cứu KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất CĐSP Quảng Trị” chúng tôi tiến hành theo bốn giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 1: Từ tháng 8/2004 đến tháng 9/2004. Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu.

* Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2005

- Nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm chỗ dựa lý thuyết cho đề tài.

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra thăm dò xác định tiêu chí đánh giá về KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường CĐSP Quảng Trị.

- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra đánh giá thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của SV năm thứ nhất trường CĐSP Quảng Trị.

- Xây dựng chân dung hai SV năm thứ nhất gặp KKTL cho hoạt động học tập ở trường CĐSP Quảng Trị.

* Giai đoạn 3: Từ tháng 2/2005 đến tháng 6/2005. Xử lý số liệu thu được và viết bản nháp về đề tài.

* Giai đoạn 4: Từ tháng 7/2005 đến tháng 9/2005. - Sửa chữa và hoàn thiện đề tài.

- Viết bản tóm tắt của đề tài.

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá.

Chúng tôi đánh giá KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất thông qua:

- Nhận thức - thái độ - hành vi thông qua các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên. Tiến hành tổng hợp chung về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên.

- Để làm rõ được KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi tiến hành phân tích KKTL của sinh viên trên các mặt (các khâu) khác nhau của hoạt động học tập.

- Tiến hành xem xét nguyên nhân ảnh hưởng đến KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên: bao gồm có các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Trong đó:

* Đánh giá chung về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất thể hiện thông qua ba chỉ số (biểu hiện) qua: nhận thức - thái độ - hành vi

được đánh giá theo các khâu của hoạt động học tập bao gồm có 7 khâu: 1. Ghi chép, tiếp thu bài giảng.

2. Ôn tập, hệ thống hoá tri thức. 3. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. 4. Tự sắp xếp thời gian học tập. 5. Làm việc độc lập với sách, tài liệu. 6. Chuẩn bị và tiến hành xemina. 7. Kiểm tra, đánh giá.

- Nhận thức: Sinh viên nhận thức KKTL khi tiến hành các khâu của hoạt động học tập ở ba mức độ tương ứng với ba mức điểm:

+ Biết rõ : 1 điểm. + Bình thường: 2 điểm. + Không biết : 3 điểm.

- Thái độ: Khi gặp KKTL, sinh viên có thái độ tích cực hay không tích cực biểu hiện ở các khâu trong hoạt động học tập ở mức độ:

+ Thích : 1 điểm. + Bình thường: 2 điểm. + Không thích: 3 điểm.

- Hành vi: sinh viên tiến hành thực hiện các khâu trong hoạt động học tập thể hiện thông qua mức độ thuần thục các kỹ năng ở mức độ:

+ Thuần thục : 1 điểm. + Chưa thuần thục : 2 điểm. + Chưa biết cách : 3 điểm.

Sau đó chúng tôi tiến hành tổng hợp KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trên cả ba mặt: nhận thức – thái độ - hành vi.

Căn cứ vào thang điểm trên, chúng tôi quy ước mức độ KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên như sau:

X : 1.6  2.4: Khó khăn.

X : 2.5  3.0: Rất khó khăn.

Điểm X càng tiến gần tới 3.0 thì sinh viên càng gặp nhiều KKTL trong hoạt động học tập.

* Để có cái nhìn chính xác, cụ thể về KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi đi sâu phân tích KKTL trên các khâu khác nhau của hoạt động học tập. Chúng tôi quan niệm rằng KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện cụ thể ở các kỹ năng tiến hành các khâu của hoạt động học tập. Do vậy, khi xem xét KKTL trong hoạt động học tập của sinh viên, chúng tôi xem xét đánh giá cụ thể mức độ thuần thục các kỹ năng của sinh viên thể hiện ở các khâu trong hoạt động học tập theo 3 mức độ với thang điểm:

- Thuần thục : 1 điểm. - Chưa thuần thục: 2 điểm. - Chưa biết cách : 3 điểm.

Trong đó:

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w