Vừa nghe giảng, vừa tự ghi theo ý hiểu của mình 07 8 4 0 9 42 208 8 92 2Ghi những ý chính và quan trọng96.65393.78389

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 77 - 80)

- KKTL trong kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên.

1 Vừa nghe giảng, vừa tự ghi theo ý hiểu của mình 07 8 4 0 9 42 208 8 92 2Ghi những ý chính và quan trọng96.65393.78389

3 Đánh dấu vào những phần thầy

nhấn mạnh để lưu ý khi đọc 63 1.08 5 87 1.67 4 166 1.50 4 4 Viết tắt và sử dụng ký hiệu riêng 75 1.29 4 81 1.55 5 158 1.43 5 5 Tự hệ thống hoá các đề mục 1

cách rõ ràng 106 1.82 2 106 2.03 1 212 1.92 1

X 1.54 1.79 1.69

* Nhận xét:

- Qua kết quả ở bảng 13 cho thấy: đa số sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Quảng Trị đều gặp phải khó khăn về kỹ năng “ghi chép và tiếp thu bài giảng”. Vị trí thứ bậc về khó khăn ở các kỹ năng là có sự khác nhau. Trong đó khó khăn lớn nhất là kỹ năng “tự hệ thống hoá các đề mục một cách rõ ràng” với X = 1.92. Cụ thể, có 7/110 ý kiến trả lời “thuần thục” chiếm 6%; 81/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” chiếm 74% và 22/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách” chiếm 20%. Có sự khó khăn này là do: khi còn học ở phổ thông chủ yếu

học sinh được giáo viên hướng dẫn một cách tỷ mỷ trong việc ghi chép, hệ thống hoá đề mục. Tuy nhiên khi lên học ở CĐ việc ghi chép và nghe giảng đã khác hẳn, giáo viên chủ yếu tập trung vào nội dung giảng dạy, giúp sinh viên chỉ ra được những nội dung trọng tâm cần lĩnh hội. Còn việc ghi chép yêu cầu sinh viên tự tìm tòi và tự hệ thống hoá các đề mục sao cho khoa học và logic theo ý hiểu của bản thân. Thực tế quá trình nghe giảng và ghi chép của sinh viên còn thiếu sự gia công, bổ sung, tư duy logic dẫn đến việc hệ thống tri thức còn gặp nhiều khó khăn. Trao đổi với chúng tôi, em Nguyễn Văn T (Khoa Nhạc - Hoạ) cho biết: “khác với khi còn học ở phổ thông, một giờ học

ở CĐ phải lĩnh hội rất nhiều tri thức. Chúng em luôn phải tập trung chú ý nghe giảng, việc tự tìm cách ghi chép và hệ thống hoá đề mục là một trong những kỹ năng mà chúng em gặp rất nhiều khó khăn”. Đây cũng là ý kiến của

nhiều sinh viên khác. Điều này đã phản ánh được khó khăn mà sinh viên gặp phải trong khâu “ghi chép và tiếp thu bài giảng”.

Xếp ở vị trí thứ 2 là khó khăn trong kỹ năng “vừa nghe giảng vừa ghi bài theo ý hiểu của mình” với X = 1.89. Chính sự khó khăn trong kỹ năng “tự hệ thống hoá các đề mục một cách rõ ràng” đã phản ánh được khó khăn ở kỹ năng này. Muốn lĩnh hội được tri thức, biến tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân, công việc đầu tiên đối với sinh viên là phải biết cách lĩnh hội và ghi chép theo ý hiểu của mình. Tuy nhiên ngay từ khâu “chuẩn bị bài trước khi lên lớp” sinh viên chưa hiểu được tầm quan trọng của nó, các kỹ năng ở khâu này còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, kéo theo kỹ năng trong việc “vừa nghe giảng, vừa ghi theo ý hiểu của mình” cũng gặp nhiều khó khăn, thể hiện có 26/110 ý kiến trả lời “thuần thục” 70/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” và 14/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách”.

Xếp ở vị trí thứ 3 là khó khăn về kỹ năng “ghi những ý chính và quan trọng” với X = 1.71. Trong đó có 44/110 ý kiến trả lời “thuần thục”; 53/110 ý kiến trả lời “chưa thuần thục” và 13/110 ý kiến trả lời “chưa biết cách”. Đại đa số sinh viên năm thứ nhất còn có thói quen chờ đợi giảng viên đọc và nhấn mạnh ý chính để chép bài, sinh viên chưa biết cách tự mình rút ra ý chính để ghi bài. Muốn giúp sinh viên giải quyết những khó khăn này đòi hỏi giảng viên sau mỗi bài giảng cần tập trung gợi ý cho sinh viên về chuẩn bị bài học

mới với những câu hỏi và gợi ý cụ thể để sinh viên có thể tiến hành hiệu quả trong việc phân biệt được đâu là kiến thức trọng tâm của bài. Điều này sẽ giúp sinh viên lĩnh hội và ghi chép những ý chính của bài một cách tốt hơn.

Khó khăn trong kỹ năng “đánh dấu vào những phần thầy nhấn mạnh để lưu ý khi học” xếp thứ 4 với X = 1.50. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thấy đa số sinh viên chưa biết cách ghi bài theo cách hiểu của bản thân, điều này đồng nghĩa với việc sinh viên chưa phân biệt được đâu là ý chính để dùng bút màu đánh dấu làm nổi bật kiến thức trọng tâm. Mặt khác, do áp lực thi cử, sinh viên thường có tâm lý cố gắng nghe và ghi hết những lời giảng của thầy để làm tư liệu sau này kiểm tra “mang hết” ý thầy vào bài thi với mong muốn đạt điểm cao. Chính việc hiểu chưa đúng vấn đề trên đã làm cho sinh viên không có sự tư duy, tập trung phân loại kiến thức. Em H sinh viên Khoa Tự nhiên cho biết: “nhiều khi về nhà dở vở ra xem em không biết mình đã ghi gì và

cũng không biết đâu là kiến thức trọng tâm mình phải lĩnh hội”.

Khó khăn mà sinh viên ít gặp nhất là kỹ năng “viết tắt và sử dụng ký hiệu riêng” với X = 1.43. Trong đó phần lớn sinh viên trả lời ở mức độ “thuần thục” 69/110 ý kiến chiếm 63%. Kết quả này chứng tỏ rằng đứng trước mục đích và yêu cầu cao của hoạt động học tập, thời gian có hạn lượng tri thức phải tiếp thu là nhiều, giảng viên giảng nhanh nên sinh viên đã biết cách sử dụng những ký hiệu riêng do cá nhân quy ước để thích ứng với việc ghi bài. Tuy nhiên không phải sinh viên đã hoàn toàn không gặp khó khăn ở kỹ năng này. Xuất phát từ việc chưa nắm chắc kiến thức, thầy giảng nhanh sinh viên ghi tắt nhiều với mong muốn ghi được hết bài giảng. Khi về nhà dở sách ra nhiều sinh viên không dịch được chính cả ký hiệu viết tắt của mình. Do vậy, cách tốt nhất để sinh viên ghi chép và tiếp thu đạt hiệu quả vẫn là việc sinh viên nên tập trung nghe giảng nhiều hơn là việc chăm chăm ghi bài. Làm được điều này sẽ giúp sinh viên theo dõi bài giảng, phân biệt được kiến thức trọng tâm của bài, kết hợp với tài liệu để ghi chép và hệ thống hoá, ôn tập tri thức một cách tốt hơn.

- Tiến hành so sánh giữa hai Khoa chúng tôi nhận thấy: sinh viên Khoa Tự nhiên gặp khó khăn trong kỹ năng “ghi chép và tiếp thu bài giảng” nhiều

hơn so với sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ. Sự khác biệt này là tương đối rõ với

X = 1.97 so với X = 1.54. Nguyên nhân chính là do: sinh viên Khoa Tự nhiên phải học nhiều, kiến thức lĩnh hội đòi hỏi tính chính xác cao. Việc này kéo theo kỹ năng tự hệ thống hoá các đề mục, vừa nghe giảng vừa ghi theo ý hiểu, nhấn mạnh ý chính v.v… gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ công việc ghi chép bài là rất ít, sinh viên chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng hội hoạ, âm nhạc nên sinh viên cũng ít gặp khó khăn hơn trong việc ghi chép bài.

Mức độ khó khăn trong từng kỹ năng cụ thể ở sinh viên hai Khoa cũng có sự khác biệt.

Sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ gặp khó khăn nhất ở kỹ năng “vừa nghe giảng vừa ghi theo ý hiểu của mình” với X =1.84. Trong khi đó khó khăn nhất ở sinh viên Khoa Tự nhiên là kỹ năng “tự hệ thống hoá các đề mục một cách rõ ràng” với X =2.03. Qua quan sát các giờ học của sinh viên hai Khoa, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này là do đặc thù của từng môn học. Sinh viên Khoa Nhạc - Hoạ thường thiếu tài liệu học tập môn học chú ý ghi tất cả những lời giảng của giáo viên mà ít chú ý đến việc phân loại tri thức và chọn lựa ghi theo ý hiểu của mình. Trong khi đó ở Khoa Tự nhiên, do sinh viên phải học nhiều kiến thức khó và trừu tượng nên việc tổng hợp, hệ thống hoá đề mục đối với sinh viên là một trong những kỹ năng khó nhất.

Tiến hành xem xét KKTL trong việc “ghi chép và tiếp thu bài giảng” giữa sinh viên nam và nữ, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 14.

Bảng 14: Khó khăn tâm lý trong kỹ năng ghi chép và tiếp thu bài giảng của sinh viên xét theo giới.

STT

Giới tính Các kỹ năng

Nam Nữ

X TB ∑ X TB

Một phần của tài liệu kho khan tam ly cua sinh vien (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w